Leonard Susskind: Lí thuyết dây và chương trình vật lí dành cho người lớn tuổi

Hiệp Khách Quậy Leonard Susskind là giám đốc Viện Vật lí Lí thuyết Stanford ở California. Ông là người sáng lập ra lí thuyết dây. Hiện nay ông đang giảng dạy vật lí cho những người ở lứa tuổi... 90. Dưới đây là bài nói chuyện của ông với phóng viên tạp chí New Scientist. Xin mời đọc tiếp.

Leonard Susskind là giám đốc Viện Vật lí Lí thuyết Stanford ở California. Ông là người sáng lập ra lí thuyết dây. Hiện nay ông đang giảng dạy vật lí cho những người ở lứa tuổi... 90. Dưới đây là bài nói chuyện của ông với phóng viên tạp chí New Scientist.

Ông giảng vật lí tại chương trình học tập không ngừng của trường Đại học Stanford. Có những ai tham gia trong lớp của ông?

Họ đang ở độ tuổi 40 và 90, và tôi nói theo nghĩa đen. Có một bà ngồi xe lăn gần 95 tuổi, và bà đang theo nghe những bài giảng kĩ thuật. Họ là những người làm nghề khác và tôi nghĩ họ có chút luyến tiếc gì đó vì đã không bao giờ trở thành nhà vật lí.

Đây có phải là những đối tượng mà cuốn sách mới của ông hướng tới không – nó không hẳn là một quyển sách phổ biến kiến thức khoa học, cũng không hẳn là một cuốn sách giáo khoa vật lí?

Trong những năm qua, tôi bắt đầu hiểu rằng có rất nhiều người ở ngoài kia đang đọc vật lí viết trong văn đàn công chúng mà họ không thể hiểu nỗi – không phải vì nó quá tân tiến, mà vì nó chưa đủ tân tiến.

Đồng thời, họ không muốn vùi đầu vào một cuốn giáo trình dày cộp. Tôi muốn mang đến cho họ một cuốn sách từ đó họ có thể học dễ dàng và hiệu quả. Nó không dành cho những người hoàn toàn mới bắt đầu; bạn cần có chút kiến thức tối thiểu mới thật sự học được và chuyển lên bước tiếp theo.

Leonard Susskind

Leonard Susskind sinh ngày 1 tháng 1 năm 1940. Ông là người sáng lập ra lí thuyết dây.

Vì thế mà có tựa đề Tối thiểu Lí thuyết (The Theoretical Minimum)?

Vâng. Tựa đề đó gợi tới nhà vật lí người Nga Lev Landau, người đã không chịu đựng nổi chuyện này. Đối với ông, tối thiểu lí thuyết là cái một nhà vật lí trẻ phải có để làm việc với ông, đó là mọi thứ. Cái tên đó đã theo tôi nhiều năm.

Hiện nay ông đang ở độ tuổi 70. Lúc còn trẻ ông đã theo học vật lí như thế nào ?

Tôi không xuất thân từ giới hàn lâm. Cha của tôi là một người thông minh, nhưng ông chỉ có trình độ lớp 5. Ông và bạn bè của ông đều là thợ hàn chì. Họ đều ra đời vào khoảng năm 1905, trong thời kì đại nghèo túng ở thành phố New York, và phải đi làm lúc mới 12 hoặc 13 tuổi. Nhưng ngồi trong gian bếp ở nhà chúng tôi, họ có đủ mọi loại chuyện trò vui vẻ. Có sự hóm hỉnh tri thức ở họ.

Tôi vào đại học vì cha tôi nghĩ tôi nên học kĩ thuật, vì ông muốn được làm việc hăng say cùng tôi. Sau đó, tôi nhận ra tôi muốn trở thành một nhà vật lí. Tôi phải nói với ông, đó là một chuyện có phần khó nói.

Chuyện gì xảy ra khi ông nói với cha mình?

Hằng tháng trời, tôi đã cố nói rõ với ông. Một hôm tôi lái xe đến nhà cha. Đây là cái in sâu trong kí ức của tôi: đó là một cảm giác khủng khiếp, khủng khiếp lắm.

Ông có một tiệm hàn chỉ dưới tầng hầm, và ở đó là những ống cắt dành cho công việc ngày hôm sau. Tôi bước xuống và nói, “Con sẽ không làm kĩ sư đâu.” Ông ngước mặt lên. Mặc dù ông hầu như chưa bao giờ chửi thề, nhưng ông đã nói, “Thế mày muốn làm cái *éo gì? Vũ công ba lê hả?”

Tôi đáp, “Không, con muốn làm một nhà vật lí.” Ông nói, “Không được, sao mày không làm ở nhà thuốc.” Tôi đáp, “Không, không, một nhà vật lí, không làm dược sĩ đâu.” Và sau đó tôi không nhớ chính xác hai cha con nói gì nữa, nhưng tôi thật sự còn nhớ cái từ thần kì là “Eisntein”. Tôi nói tôi muốn làm cái Einstein đã làm. Đó là cái khiến cha tôi bị sốc.

Có cái gì đó quất vun vút, và ông đay nghiến rằng đó là cái tôi nên nhận lãnh. Câu chuyện thế là xong. Từ đó về sau, cha tôi đã rất cố gắng để học một chút về vật lí học.

Có phải kinh nghiệm nhìn cha của mình học vật lí đã khiến ông đi dạy cho những người lớn tuổi và viết cuốn Tối thiểu Lí thuyết?

Đó là một câu hỏi thú vị. Tôi có sự đồng cảm với những ai như thế. Và có một sự tương đồng nào đó giữa những người bạn của cha tôi ngồi quây quần quanh bàn ăn trong gian bếp nói đủ thứ chuyện trên đời và những người đi tới lớp của tôi để học vật lí. Cho nên, có lẽ có một ảnh hưởng vô thức nào đó.

Đa số mọi người sau khi vật vã học vật lí ở trường phổ thông họ đều từ bỏ vật lí học. Văn học thì không thế - người ta thường tìm đọc văn chương trong đời họ sau này. Tại sao vậy nhỉ?

Ngôn ngữ của vật lí là toán học, và không thể hiểu được vật lí nếu không có toán học. Đây là cái khiến nó khó nuốt. Ngôn ngữ của văn học là tiếng Anh hay tiếng Trung hay thứ tiếng nào đó, và đó là cái khiến nó dễ tiêu hóa. Và văn học thì nói về con người. Vật lí học thì nói về cái phi con người. Nó không phải là một hương vị mà mọi con người đều nếm được.

Người ta còn là những sinh vật xã hội, và văn chương khớp với điều đó. Vật lí học là sát thủ máu lạnh, nó thuộc loại công việc rất ít liên quan với cảm xúc con người và những cái kích động người ta hằng ngày. Nhưng trong môi trường làm việc riêng của họ, các nhà vật lí là những sinh vật rất xã hội.

Ông so sánh như thế nào giữa dạy học vật lí với làm vật lí?

Tôi có một khuôn khổ tinh thần vui vẻ khi tôi làm vật lí. Tôi sáng tạo ra một khán giả tưởng tượng trong đầu mình để giải thích mọi thứ với nó – đó là một phần của cách tôi suy nghĩ. Đối với tôi, giảng dạy và lí giải, cho dù với khán giả tưởng tượng của tôi, là một phần của tiến trình. Tôi là một người rất tin rằng các nhà khoa học nên dành càng nhiều thời gian lí giải càng tốt, và bạn thật sự làm công việc lí giải trong tiến trình dạy học.

Là một người sáng lập của lí thuyết dây, bạn dành rất nhiều thời gian lí giải khái niệm đa vũ trụ. Những người chỉ trích cho rằng khái niệm đó không thể được chứng minh thực nghiệm, và nói rằng bạn đã từ bỏ phương pháp khoa học trong khi xây dựng lí thuyết của mình.

Bạn không thể ngừng suy nghĩ về cái gì đó bởi vì có ai đó có một thành kiến triết lí về cách thức khoa học được thực hiện. Cái tạo nên nền khoa học tốt sẽ được quyết định tối hậu bởi những nhà khoa học đang nghiên cứu, chứ không phải bởi những nhà triết lí hay người nào khác – đó là tiếng Do Thái cổ đối với những người đang đứng bô lô ba la khi mà họ thực sự chẳng có gì để nói.

Khái niệm đa vũ trụ có thể được chứng minh nếu có ai đó đi tới một lập luận toán học chắc chắn cho giá trị của năng lượng tối không dựa trên sự tồn tại của một đa vũ trụ.

Biết rằng chúng ta đang nắm lấy những khái niệm khác thường ví dụ như đa vũ trụ, phải chăng làm vật lí bây giờ khác với hồi thập niên 1960 và 1970?

Tôi không nghĩ thế. Nhưng đúng là chúng ta đã chuyển sang một tình huống trong đó phần nhiều nền vật lí mà tôi và bạn bè của mình làm bị loại khỏi quan sát đến mức có chút đáng sợ. Tôi không nghĩ phải làm vậy với chất lượng tư duy hay bản chất của những người đang làm thế. Nó đơn giản bởi vì, khi bạn tiến lên về phía trước, các thí nghiệm mỗi lúc một khó khăn hơn. Nhưng bạn làm gì với nó? Bạn có ngăn được bản thân mình ngừng suy nghĩ về nó không?

Không, bạn cứ tiến về phía trước, giả sử vào một lúc nào đó, quan sát sẽ đuổi kịp. Tôi luôn nghĩ như thế. Tôi làm vật lí bởi vì tôi hiếu kì về cách thức nó vận hành – tiến nhanh về phía trước, phá tan mọi trở ngại, đừng lo ngại có ai đó sắp làm một thí nghiệm vào tuần tới, chỉ mỗi việc phanh phui nó ra mà thôi.

Ông có lạc quan trước tương lai của vật lí học?

Tôi tin rằng bạn cứ việc tiếp tục nêu câu hỏi. Nếu tôi có bất kì lo lắng hay sợ hãi nào, thì đó là những cái chúng ta nghĩ tới trong những ngày này xa vời đến mức các thí nghiệm cho một số cái trong đó đơn giản là không thể làm được. Bạn đâu có sẵn sàng xây dựng một máy gia tốc để khảo sát lí thuyết dây trực tiếp, hay tạo ra một lỗ đen trong phòng thí nghiệm.

Có thể hiểu được rằng cho dù trí tuệ con người thông minh và sáng tạo bao nhiêu, nhưng rồi chúng ta sẽ đi tới một bức tường trống bởi vì có những cái chúng ta đúng là không thể tìm ra được.

Vậy ông có nghĩ rằng rồi chúng ta sẽ có thể thật sự giải được những câu hỏi lớn trong ngành vật lí học?

Tôi rất tin vào khả năng của chúng ta đi tới những ý tưởng cần thiết để giải quyết những câu hỏi lớn. Tôi không chắc cho lắm chuyện chúng ta sẽ có thể tìm thấy một sự nhất trí mà nó đúng không cần thí nghiệm.

Vật lí học là một cái nghiệp rất con người, và tiến trình đi từ con người, cái bất đồng, đến hạt nhân khách quan của sự thật – nền khoa học sách vở - đòi hỏi cơ sở cung cấp từ thí nghiệm. Cái gì sẽ xảy ra khi mà điều đó bị ngáng trở?

Nguồn: New Scientist

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm