BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN-VẬT LÝ 10 CƠ BẢN (Nguyen Quang Hieu)

Nguyen Quang Hieu

8,959 Lượt tải

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN-VẬT LÝ 10 CƠ BẢN (Nguyen Quang Hieu).

Đây là bộ bài tập do GV Nguyễn Quang Hiệu của tổ Vật Lý - Tin - KTCN trường THPT Minh Phú, Hà Nội biên soạn. Bộ này tôi đang làm dở nhưng tò mò thử upload không ngờ lại đưa lên mạng được. Hiện đã có version

Để download tài liệu BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN-VẬT LÝ 10 CƠ BẢN (Nguyen Quang Hieu) các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Các định luật bảo toàn - Cơ học chất lưu

📅 Ngày tải lên: 02/10/2010

📥 Tên file: Bai tap TNKQ Cac Dinh Luat Bao toan.doc.1784.doc (234.5 KB)

🔑 Chủ đề: de trac nghiem vat ly 10 dinh luat bao toan nguyen quang hieu


Thử sức các bài tập này nhé:
Câu 1:

Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động trên một đoạn đường thẳng nằm ngang với tốc độ 54 km/h thì tài xế phát hiện chướng ngại vật và ngay lập tức hãm phanh. Xe chuyển động thêm quãng đường 20 m trước khi dừng lại. Lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2. Chọn mốc tính thế năng trọng trường tại mặt đất. Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Trọng lực không sinh công trong quá trình xe chuyển động kể từ khi bị hãm phanh cho tới khi dừng lại.

 

 

b) Động lượng của xe ngay trước khi bị hãm phanh là 15 kgm/s.

 

 

c) Động năng của xe ngay trước khi bị hãm phanh là 112,5 kJ.

 

 

d) Cơ năng của xe được bảo toàn trong quá trình xe chuyển động kể từ khi bị hãm phanh tới khi dừng lại.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Thả rơi một viên sỏi nhỏ có khối lượng m = 50 g xuống một vách núi có độ cao 80 m. Bỏ qua mọi lực cản, lấy gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2.

Thả rơi một viên sỏi nhỏ có khối lượng m = 50 g xuống một vách núi có độ cao 80 m. Bỏ qua mọi lực cản, lấy gia tốc rơi tự do là g = 9,8 m/s2. (ảnh 1)

Điền số thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau (số cần điền được làm tròn tới chữ số thập phân thứ hai).

a) Trọng lượng của viên sỏi là ......... N.

b) Công của trọng lực tác dụng vào viên sỏi kể từ khi được thả rơi tới khi chạm đất là ........ J.

c) Động lượng của viên sỏi ngay trước khi chạm đất là .......... kgm/s.

d) Chọn mốc thế năng trọng trường tại mặt đất dưới chân vách núi. Cơ năng của viên sỏi bằng ........ J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Cùng một thời điểm, hai xe A và B cùng đi qua một vị trí O trên một đường thẳng. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian (d – t) của hai xe được cho như Hình 2.7. Biết khối lượng của xe A gấp 3 lần khối lượng của xe B.

Cùng một thời điểm, hai xe A và B cùng đi qua một vị trí O trên một đường thẳng. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian (d – t) của hai xe được cho như Hình 2.7. Biết khối lượng của xe A gấp 3 lần khối lượng của xe B. (ảnh 1)

Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau:

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Chuyển động của hai xe là chuyển động thẳng đều.

 

 

b) Vận tốc trung bình của xe A bằng 3 lần vận tốc trung bình của xe B.

 

 

c) Động lượng của xe A khi qua O gấp 1,5 lần động lượng của xe B khi qua O.

 

 

d) Tỉ số giữa động năng của xe A và động năng của xe B bằng 9.

 

 

👉 Xem giải chi tiết