Một sợi dây cao su nhẹ, đủ dài, một đầu gắn vào giá cố định, đầu còn lại gắn với vật nhỏ có khối lượng 100 g đặt trên mặt sàn nằm ngang như hình vẽ. Hệ

Câu hỏi

🗣️ Lê Thị Tú hỏi: Cho mình hỏi một câu Trắc nghiệm ôn thi THPT trong sách bài tập

Một sợi dây cao su nhẹ, đủ dài, một đầu gắn vào giá cố định, đầu còn lại gắn với vật nhỏ có khối lượng 100 g đặt trên mặt sàn nằm ngang như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là 0,25. Độ cứng của dây cao su là 50 N/m. Lấy g = 10 m/s2. Ban đầu giữ vật sao cho dây cao su giãn 5 cm rồi thả nhẹ. Thời gian kể từ lúc thả cho đến khi vật dừng hẳn là

Một sợi dây cao su nhẹ, đủ dài, một đầu gắn vào giá cố định, đầu còn lại (ảnh 1)

(A) 0,350 s. 

(B) 0,475 s. 

(C) 0,532 s. 

(D) 0,453 s.

👩 Đánh giá của giáo viên: Câu này dễ, mức độ biết.

🔑 Chủ đề: bo 30 de thi thu thpt quoc gia mon vat ly nam 2022 co dap an.

Câu trả lời hay nhất

🕵 Bạn Trần Khôi Khánh trả lời:

Chọn câu (B): 0,475 s. 

Một sợi dây cao su nhẹ, đủ dài, một đầu gắn vào giá cố định, đầu còn lại (ảnh 2)

Tần số dao động riêng của hệ ω=km=500,1=105 rad/sT=25π50s

Để đơn giản, ta có thể chia chuyển động của vật thành hai giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Dao động điều hòa từ vị trí ban đầu M đến vị trí lò xo không biến dạng O

Ở giai đoạn này ta có thể xem dao động của vật và dao động điều hòa chịu tác dụng thêm của ngoại lực không đổi Fm, ngược chiều với chiều chuyển động.

→ Vật sẽ dao động quanh vị trí cân bằng mới  cách vị trí cân bằng cũ O về phía chiều dãn của dây một đoạn =μmgk=0,25.0,1.1050=0,5cm. Biên độ của dao động A=50,5=4,5cm

→ Thời gian để vật chuyển động trong giai đoạn này là tMO=T4+T360α0,075s, với arsinα=OO'A=arsin0,54,56,4°.

→ Tốc độ của vật khi vật đến O là v0=ωAcosα=105.0,045.cos6,4°1 m/s.

Một sợi dây cao su nhẹ, đủ dài, một đầu gắn vào giá cố định, đầu còn lại (ảnh 3)

Giai đoạn 2: Chuyển động chậm dần đều dưới tác dụng của lực ma sát từ vị trí O đến khi dừng lại

Khi vật đến O, dây bị chùng → không còn lực đàn hồi tác dụng lên vật → chuyển động của vật là chậm dần đều với gia tốc a=μg

→ Thời gian chuyển động của vật trong giai đoạn này là tON=vOa=10,25.10=0,4s

Tổng thời gian chuyển động của vật từ lúc ban đầu cho đến khi dừng lại là t=tMO+tON=0,475s


Câu trước | Câu kế tiếp
Các câu trả lời

👤 Ngô Khôi Minh viết:

Chọn C, 0,532 s. 


👤 Hồ Ngọc Phúc viết:

Chọn D, 0,453 s.


👤 Đỗ Gia Anh viết:

Chọn B, 0,475 s. 

➥ 🗣️ Lê Thị Tú trả lời: Cảm ơn bạn, câu này hình như có trong file docx này Đề thi thử THPT Quốc Gia - ĐH Môn Vật Lý năm 2016


👤 Đặng Phương Phúc viết:

Chọn A, 0,350 s. 


👤 Trần Hậu Đức viết:

Chọn B: 0,475 s. 

Gửi bạn các file hữu ích đi kèm câu hỏi:

Làm thêm Trắc nghiệm ôn thi THPT