Quang phổ vạch hấp thụ của ánh sáng mặt trời có các vạch tối (Hình 11.6). Những vạch tối này là do sự hấp thụ các photon nhất định bởi các khí có nhiệt

Để download Câu trắc nghiệm này dạng file WORDS (.doc) các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

Câu hỏi

🗣️ Lê Thị Thành hỏi: Cho mình hỏi một câu Vật lý lớp 12 trong sách bài tập Sách Kết Nối Tri Thức

Quang phổ vạch hấp thụ của ánh sáng mặt trời có các vạch tối (Hình 11.6). Những vạch tối này là do sự hấp thụ các photon nhất định bởi các khí có nhiệt độ thấp hơn trong bầu khí quyển của Mặt Trời. Trong những vạch tối này người ta phát hiện một vạch ứng với bước sóng khoảng 590 nm.

Quang phổ vạch hấp thụ của ánh sáng mặt trời có các vạch tối (Hình 11.6). Những vạch tối (ảnh 1)

a) Tính năng lượng photon bị hấp thụ ứng với vạch trên.

b) Từ Hình 11.7, hãy giải thích cho nhận định rằng trong khí quyển Mặt Trời có nguyên tử helium.

Quang phổ vạch hấp thụ của ánh sáng mặt trời có các vạch tối (Hình 11.6). Những vạch tối (ảnh 2)

(Trích nguồn: Basu, S; Antia, H.M. (2008), "Helioseismology and Solar Abundances", Physics Reports, 457 (5-6): 217-283)

👩 Đánh giá của giáo viên: Câu này dễ, mức độ biết.

🔑 Chủ đề: chuyen de vat li 12 kntt bai 11, quang pho vach cua nguyen tu co dap an.

Câu trả lời hay nhất

🕵 Bạn Trần Diệp Dũng trả lời:

a) Năng lượng photon bị hấp thụ là: \[\varepsilon = \frac{{hc}}{\lambda } = \frac{{{{6,626.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{590.10}^{ - 9}}}} = {3,37.10^{ - 19}}J\] b) Theo Hình 11.7, năng lượng để helium chuyển từ trạng thái kích thích thứ 2 lên trạng thái kích thích thứ 4 là: \[\varepsilon = {E_2} - {E_4} = - 1,5 + 3,63 = 2,13eV = {3,14.10^{ - 19}}J\] Như vậy, năng lượng để helium chuyển từ trạng thái kích thích thứ 2 lên trạng thái kích thích thứ 4 có giá trị xấp xỉ bằng năng lượng hấp thụ photon để tạo một trong những vạch tối mà người ta phát hiện ra trong khí quyển mặt trời (ở câu a). Vì vậy, trong khí quyển Mặt Trời có nguyên tử helium.


Câu trước | Câu kế tiếp

Gửi bạn các file hữu ích đi kèm câu hỏi:

Làm thêm Vật lý lớp 12