Hiệp Khách Quậy Edward Pickering, giám đốc được bổ nhiệm của Đài quan sát Harvard College năm 1881 và là một người biện hộ cho vai trò của phụ nữ trong nghiên cứu, bực tức với người phụ tá nam làm việc không hiệu quả của ông đến mức ông công nhiên rằng thậm chí con gái ông có thể làm công việc sao chép, tính toán đó... Xin mời đọc tiếp.
Những người phụ nữ nghiên cứu thiên văn học
Edward Pickering, giám đốc được bổ nhiệm của Đài quan sát Harvard College năm 1881 và là một người biện hộ cho vai trò của phụ nữ trong nghiên cứu, bực tức với người phụ tá nam làm việc không hiệu quả của ông đến mức ông công nhiên rằng thậm chí con gái ông có thể làm công việc sao chép, tính toán đó tốt hơn nữa. Và cô ta làm được thật. Và có chừng 20 người phụ nữ đã đến làm việc tại đài quan sát đó trong vài thập niên kế tiếp. Họ được tuyển vì họ điềm đạm, thích ứng nhanh với công việc, có thị giác nhạy bén, và sẵn sàng làm việc với đồng lương rất thấp. Có lẽ, sự phát triển nhanh chóng của những đài quan sát mới cũng nhiều như những tấm gương thành công của những người công nhân nữ buổi đầu. Năm 1920, có trên 100 phụ nữ làm việc tại các đài quan sát trên khắp nước Mĩ. Tuy nhiên, phụ nữ không được phép quan sát, công việc đó phải thức thâu đêm trong một mái vòm lạnh lẽo yêu cầu sức vóc của người nam giới. Tuy nhiên, một số người, như Henrietta Leavitt, đã thực hiện được những khám phá quan trọng.
{loadposition article}
Pickering và độ phân loại sao “Harem” của ông tại Đài quan sát Harvard College.
Henrietta Swan Leavitt (1868-1921)
Qua việc so sánh chính xác và buồn tẻ các bản phim chụp, Leavitt đã phát hiện ra khoảng 2400 sao biến quang và quan hệ chu kì – độ sáng đối với các sao biến quang loại Cepheid, chìa khóa dẫn đến việc xuất hiện khoảng cách trong thiên văn học hiện đại. Bà lấy bằng cử nhân tại trường cao đẳng Radcliffe năm 1892, lúc đó phụ nữ không được lấy bằng ở trường Harvard. Đài quan sát Harvard Collge thuê các phụ tá nữ, mặc dù họ không được phép quan sát, và Leavitt trở thành người lãnh đạo khoa trắc quang học.
Cuộc tranh luận lớn về kích thước của vũ trụ
Cái gọi là “cuộc tranh luận lớn” trước Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia ngày 26/4/1920 là một trong những tình tiết kịch tính nhất trong lịch sử vũ trụ học. Thật ra, có tới hai cuộc tranh luận – những trình diễn bằng miệng chỉ có vài nhà khoa học nghe, và những bài báo được xuất bản về cơ bản là khác nhau được đọc bởi nhiều nhà khoa học hơn.
Cuộc tranh luận thường được mô tả là tập trung vào việc tinh vân xoắn ốc có phải là những vũ trụ độc lập hy không. Tuy nhiên, Harlow Shapley, đến từ Đài quan sát núi Wilson ở nam California, thích nói về ước tính mới và lớn hơn nhiều của ông về kích thước thiên hà của chúng ta. Shapley viết thư cho một đồng nghiệp rằng ông đang đi Washington để bàn về quy mô của vũ trụ và ông không có ý định nói nhiều về tinh vân xoắn ốc vì ông không có luận cứ chặt chẽ. Trong cuộc tranh luận, Shapley cãi rằng “Những nghiên cứu gần đây về các cụm sao và những đối tượng có liên quan có vẻ khiến tôi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tin rằng hệ thiên hà ít nhất là có đường kính lớn hơn 10 lần – ít nhất là thể tích lớn hơn 1000 lần – so với đề xuất trước đây”.
Đối thủ tranh luận của Shapley là Heber D. Curtis, đến từ Đài quan sát Lick ở nam California. Hứng thú ban đầu của ông là bản chất của tinh vân xoắn ốc. Nhưng ông nhận ra rằng lí thuyết vũ trụ cô lập có mối quan hệ gián tiếp lên chủ đề chung về kích thước thiên hà. Curtis thừa nhận rằng “nếu tinh vân xoắn ốc là những vũ trụ cô lập, thì điều hợp lí và khả dĩ nhất là gán cho chúng kích thước có cùng bậc độ lớn như thiên hà của chúng ta.Tuy nhiên, nếu kích thước của chúng lớn cỡ 300.000 năm ánh sáng [như Shapley xác nhận cho thiên hà của chúng ta] thì những vũ trụ cô lập đó phải nằm ở những khoảng cách khổng lồ như thế, và sẽ phải gán cái có vẻ là cường độ tuyệt đối không thể có được cho sao siêu mới xuất hiện trong những đối tượng này”.
Tuy nhiên, Curtis biện luận, “tất nhiên hoàn toàn có thể giữ được cả lí thuyết vũ trụ cô lập và niềm tin về kích thước lớn hơn cho thiên hà của chúng ta bằng cách đưa ra giả định không phải là không có khả năng rằng vũ trụ cô lập của riêng chúng ta, do may mắn, tình cờ lớn hơn vài bậc độ lớn so với kích thước trung bình”. Cuối cùng thì những quan sát đã chứng tỏ Curtis đúng trong đề xuất này rằng thiên hà của chúng ta lớn hơn đa số các tinh vân xoắn ốc. Nhưng vào năm 1920, Shapley, cùng với giả định của ông rằng không thể nào thiên hà của chúng ta lại quá đặc biệt như vậy, có địa vị lớn hơn trong số các nhà khoa học.
Curtis cảm thấy một chút hữu nghị sẽ làm xóa tan bầu không khí căng thẳng, và giữa những cái bắt tay lúc mở đầu và kết thúc cuộc tranh luận, mỗi người sẽ vấn giữ quan điểm của bản thân mình. Đối với Shapley, người đang giữ chức giám đốc Đài quan sát Harvard College, điều cuối cùng ông cần là đi vào tranh luận cùng Curtis, một nhà thuyết trình xuất sắc. Cho nên Shapley muốn chuyển cuộc tranh luận thành hai phát biểu về cùng một chủ đề từ những quan điểm khác nhau. Ông đã thành công trong việc đổi định dạng từ một cuộc tranh luận thành thảo luận vui vẻ mang lại cơ hội cho người đối lập và giảm thời gian dành cho mỗi thuyết trình viên ít đến nỗi một sự giới thiệu khoa học quan trọng cũng chỉ có thể vừa vặn.
Tuy nhiên, thật không công bằng khi quy lời nói nước đôi của Shapley chỉ có tại hội nghị Washington là sự lo lắng về cái mà các nhà quan sát Harvard có thể nghĩ. Quan hệ thư từ của ông trước và sau hội nghị cho thấy một sự bất đắc dĩ hợp lí để có vị trí chắc chắn trên bằng chứng mỏng manh.
Còn tiếp....
Xem lại Phần 13