Hiệp Khách Quậy Lãng mạn biết bao khi nguyện cầu một điều ước trên một ngôi sao băng khi nó kéo vệt trên bầu trời đêm. Những tia hi vọng rạng rỡ thấy thật ra là những mảnh vỡ vũ trụ bốc cháy trong khí quyển Trái Đất. Và nếu một phần của nó rơi được tới đất, thì nó có một tên gọi mới. Xin mời đọc tiếp.
Lãng mạn biết bao khi nguyện cầu một điều ước trên một ngôi sao băng khi nó kéo vệt trên bầu trời đêm. Những tia hi vọng rạng rỡ thấy thật ra là những mảnh vỡ vũ trụ bốc cháy trong khí quyển Trái Đất. Và nếu một phần của nó rơi được tới đất, thì nó có một tên gọi mới.
Thiên thạch là tên gọi chỉ một mảnh sao chổi hay tiểu hành tinh rơi vào khí quyển Trái Đất và sống sót tới mặt đất. Những vật thể này gồm ba loại dễ nhớ: cứng như đá, kim loại, và kim loại cứng như đá.
Các thiên thạch cứng như đá, như tên gọi cho thấy, được làm từ vật liệu đá không khác mấy với cái được tìm thấy trong đất trên hành tinh của chúng ta. Những vật thể này là loại thiên thạch thường gặp nhất và người ta nghĩ chúng là tiêu biểu cho những mảnh vỡ còn sót lại từ sự hình thành của hệ mặt trời của chúng ta. Những thiên thạch như vậy thường chứa các hợp chất hữu cơ, hay chứa carbon, cơ sở phân tử của sinh vật sống, và đôi khi còn có vết tích của nước, cho thấy các thành phần của sự sống có lẽ đã ra phát sinh trước khi thế giới của chúng ta ra đời.
Một thiên thạch sắt nặng 70 pound tìm thấy trong sa mạc Arizona được mang ra bán đấu giá trên mạng được 237.500 USD. Ảnh: Christie
Các thiên thạch kim loại chứa chủ yếu sắt và nickel, còn các thiên thạch kim loại cứng như đá được làm bằng vật liệu đá lẫn kim loại. Chỉ khoảng 8 phần trăm lượng thiên thạch rơi vào Trái Đất là thuộc một trong hai loại này. Một số thiên thạch này có nguồn gốc từ mặt trăng hay sao Hỏa và do đó chúng giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về những vật thể khác trong hệ mặt trời.
NASA điều hành một hệ thống camera trên khắp nước Mĩ gọi là Mạng Cầu lửa Toàn Trời (All Sky Fireball Network), tìm kiếm các vệt sáng trên bầu trời đêm để các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về địa điểm và mức thường xuyên mà các thiên thạch rơi vào Trái Đất. Các tay săn thiên thạch lùng sục khắp các hang cùng ngõ hẻm xa xôi nhằm tìm kiếm đá trời rơi xuống để các nhà khoa học có thể nghiên cứu những vật thể này và bởi vì các nhà sưu tập hăm hở sẵn sàng chi những khoản tiền lớn cho những mẩu thiên thạch hiếm.
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng là một thiên thạch nào đó sẽ rơi trúng bạn. Xác suất xảy ra một sự kiện như thế là cực kì nhỏ. Cách đây hai năm, báo chí có đăng tin một người đàn ông Ấn Độ là người đầu tiên trong lịch sử được ghi chép tử vong vì va chạm thiên thạch. Thế nhưng rốt lại thì hòn đá chết chóc ấy có các đặc điểm của vật liệu gốc Trái Đất, cho thấy nó đã đi vào không trung trong một vụ nổ từ địa cầu.
Thiên thạch Murchison chứa trong nó ít nhất 75 amino acid. Ảnh: Wikimedia Commons
Trong số các thiên thạch nổi tiếng nhất từng rơi xuống là thiên thạch Murchison, nó rơi xuống Trái Đất năm 1969 và kể từ đó đã được nghiên cứu kĩ lưỡng vì nó giàu các hợp chất hữu cơ.
Thiên thạch Allan Hills 84001, có nguồn gốc sao Hỏa, đã khiến nhiều người chú ý vào năm 1996, khi các nhà khoa học cho biết họ đã tìm thấy bằng chứng của vi khuẩn cổ xưa ẩn náu bên trong nó. Thế nhưng bằng chứng sau đó có vẻ mâu thuẫn với khám phá, và cho đến ngày nay, không có ai hoàn toàn nhất trí về cái được tìm thấy bên trong thiên thạch ấy.
Các thiên thạch nổi tiếng khác gần đây hơn là các mảnh vỡ từ sao băng 2013 đã thắp sáng bầu trời Chelyabinsk ở Nga. Sự kiện nổ đã được ghi lại bởi các camera giám sát trên toàn vùng.
Và thiên thạch Hoba là thiên thạch lớn nhất được biết. Nó nặng 54 tấn và được tìm thấy trên một cánh đồng ở Namibia. Nó to đến mức nó chưa từng bị dời đi và ngày nay là một điểm hút khách du lịch.
Nguồn: Space.com