Mặt trăng ẩm ướt hơn chúng ta từng nghĩ

Hiệp Khách Quậy Dữ liệu thu từ Máy lập bản đồ Khoáng vật học Mặt trăng (M3) trên phi thuyền Chandrayaan-1 của Ấn Độ cho thấy có nước bị giam cầm trong những hạt khoáng chất trên bề mặt của vệ tinh thiên nhiên của chúng ta. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng những lượng nhỏ hơi ẩm mà họ có thể phát hiện ra đều được... Xin mời đọc tiếp.

Dữ liệu thu từ Máy lập bản đồ Khoáng vật học Mặt trăng (M3) trên phi thuyền Chandrayaan-1 của Ấn Độ cho thấy có nước bị giam cầm trong những hạt khoáng chất trên bề mặt của vệ tinh thiên nhiên của chúng ta. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng những lượng nhỏ hơi ẩm mà họ có thể phát hiện ra đều được tạo ra bởi gió mặt trời và những yếu tố bên ngoài khác, nhưng kết quả mới là bằng chứng mạnh mẽ rằng Mặt trăng có chứa những lượng lớn “nước magma” của riêng nó từ sâu bên trong nhân của nó.

Trong khi Mặt trăng thường được hình dung là một thế giới khô cằn sỏi đá, nhưng bằng chứng cho nước trên bề mặt của nó đã tích góp trong hàng thập niên qua, mặc dù nhiều lần đã bị bác bỏ.

Hồi bốn thập niên trước, các mẫu đá được mang về Trái đất bởi các nhà du hành vũ trụ Apollo cho thấy chúng có chứa nước mặt. Tuy nhiên, người ta cho rằng các mẫu đá đó bị nhiễm bẩn bởi quy trình xử lí của con người, và các kết quả bị bác bỏ.

Hố Bullialdus

Các nhà khoa học đã phát hiện ra nước có nguồn gốc từ lõi mặt trăng trong Hố Bullialdus. Ảnh: NASA/GSFC/Đại học Arizona

Vào năm 2009, module M3 của NASA trên phi thuyền Chandrayaan-1 của Ấn Độ đã tìm thấy nước ở gần hai cực mặt trăng khi nó lập bản đồ bề mặt chị Hằng của chúng ta, nhưng hơi ẩm này bị cho là do gió mặt trời gây ra. Những hạt tích điện từ Mặt trời thổi đến có thể tạo ra những lớp mỏng phân tử nước, và các nhà khoa học tin rằng lượng nhỏ nước được tìm thấy có thể được lí giải theo cách đó.

Sau đó, vào cuối năm 2009, NASA cho lao một thiết bị va chạm xuống Hố Cabeus để nghiên cứu các chất bị ném tung lên sau cú va chạm. Khi họ tìm thấy hơi nước và các hạt băng, một lần nữa họ gán các kết quả cho tác động của gió mặt trời, hoặc có lẽ do sao chổi đã tạo ra Hố Cabeus lúc ban đầu.

Nhưng những kết quả mới nhất khó có thể quy lỗi là do con người, gió mặt trời hay sao chổi, thay vậy nó gợi ý rằng Mặt trăng có chứa những hồ nước của riêng nó ở sâu dưới lòng đất (mặc dù chúng ta chưa biết ở dưới đó nhiệt độ cao thấp bao nhiêu).

Thiết bị M3 của NASA đã chụp ảnh một hố va chạm rộng 60 km tên gọi là Bullialdus. Không giống như các thí nghiệm trước đây, hố này nằm gần xích đạo mặt trăng hơn, nơi các nhà khoa học tin rằng nước từ gió mặt trời không thể tồn tại trên bề mặt.

Hố va chạm Bullialdus sâu đến mức nó phơi ra một phần đá magma của Mặt trăng. Khi NASA tiến hành phân tích hố này từ trên quỹ đạo, họ tìm thấy cái gì đó không như trông đợi.

NASA tìm thấy phần trung tâm của hố có chứa những lượng lớn hydroxyl (một phân tử gồm một nguyên tử oxygen và một nguyên tử hydrogen). Đây là bằng chứng rằng đá trong hố có chứa nước xuất xứ từ bên dưới bề mặt, cái các nhà nghiên cứu gọi là “nước magma”.

Các nhà khoa học sẽ bắt đầu so sánh phần nước này với những đặc trưng khác của bề mặt mặt trăng để tìm hiểu thêm về thành phần bên trong của nó và hoạt động núi lửa của nó đã tiến triển như thế nào khi nó nguội xuống đến nhiệt độ hiện nay.

Kết quả cũng đề xuất rằng các hố va chạm ở hai cực có chứa nhiều nước đóng băng hơn trước đây người ta nghĩ. Thật vậy, chúng có thể có số lượng đủ lớn nên việc sử dụng chúng làm nhiên liệu xanh cấp nguồn cho các tên lửa có lẽ là có khả năng.

Một bài báo về phát hiện này đăng trên tạp chí Nature Geoscience.

Nguồn: GizMag.com, Space.com

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm