Ở nhiệt độ phòng, thủy tinh là chất lỏng hay chất rắn?

Hiệp Khách Quậy Đa số chúng ta từng nghe câu chuyện: Những thánh đường lớn thời trung cổ đều có cửa kính phía dưới dày hơn ở phía trên. Xin mời đọc tiếp.

Đa số chúng ta từng nghe câu chuyện: Những thánh đường lớn thời trung cổ đều có cửa kính phía dưới dày hơn ở phía trên.

Người ta lí giải nguyên nhân là do ở nhiệt độ phòng thủy tinh là chất lỏng, nên hàng thế kỉ trôi qua, nó từ từ chảy xuống phía dưới.

Nhưng mới đây, các nhà khoa học đã khảo sát một mẫu hổ phách Dominica 20 triệu năm tuổi, một dạng thủy tinh thiên nhiên. Họ tìm thấy cấu trúc của mẫu hổ phách đó không thay đổi gì hơn với sức căng hay nhiệt so với một mẫu mới hơn. Vậy nguyên nhân thật sự là do đâu?

Cửa sổ North Rose nổi tiếng tại thánh đường Notre Dame

Cửa sổ North Rose nổi tiếng tại thánh đường Notre Dame ở Paris có niên đại từ năm 1250

Sự khác biệt giữa một chất rắn và một chất lỏng nằm ở cấu trúc phân tử của nó. Một chất rắn có các phân tử sắp xếp đều đặn trong một cấu trúc tinh thể. Khi chất rắn nóng lên, các phân tử của nó dao động cho đến khi chất rắn đạt tới điểm nóng chảy và cấu trúc tinh thể của nó bị phá vỡ.

Chất lỏng trở thành chất rắn khi chúng bị mất đủ lượng nhiệt nhất định. Thỉnh thoảng, một chất lỏng bị “chậm đông” nếu nó vẫn ở dạng lỏng dưới điểm đông đặc bình thường của nó.

Sau khi khảo sát những cánh cửa sổ trung cổ đáy dày, một số nhà quan sát khẳng định rằng thủy tinh là một chất lỏng chậm đông vì nó ở dạng rắn, nhưng nó vẫn đang chảy. Thật vậy, thủy tinh không phải là chất lỏng cũng chẳng phải là chất rắn, mà nó ở một trạng thái lưng chừng gọi là chất rắn vô định hình.

Thủy tinh “không được tổ chức như tinh thể, vì nó không đông đặc, nhưng nó có tổ chức hơn chất lỏng,” theo tạp chí Scientific American. Vì thủy tinh là một chất rắn vô định hình, nên “sẽ cần thời gian lâu tuổi của vũ trụ để cho thủy tinh trung cổ ở nhiệt độ phòng tự sắp xếp lại để có vẻ như đã nóng chảy.”

Thật vậy, ngay cả những đồ tạo tác bằng thủy tinh cổ xưa hơn từ thời La Mã và Hi Lạp cũng không cho thấy dấu hiệu nào của sự tan chảy trong hàng thế kỉ qua, các nhà nghiên cứu cho biết.

Những cánh cửa sổ trung cổ có phần đáy dày hơn là do cách chúng được chế tạo, không phải vì thủy tinh là chất lỏng, các nhà khoa học nói. Những cánh cửa sổ ấy đã được chế tạo bởi những người thợ thổi kính ban đầu chế tạo có dạng trụ sau đó mới được làm phẳng thành tấm.

Sự dát phẳng đó là không đều, và phần dày hơn được lắp làm phía dưới cửa sổ - có lẽ bởi vì nếu lắp ngược lại thì tấm kính sẽ kém bền hơn.

Nguồn: LiveScience

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm