Hiệp Khách Quậy Lieutenant Colonel John S. Billings là nhà quản lí Bảo tàng Quân Y Mĩ trong thời gian 10 năm từ 1883 đến 1893. Trong thời gian đó, ông đã cho triển khai lắp ráp cái trở thành một trong những bộ sưu tập lớn nhất thế giới về kính hiển vi. Bộ sưu tập này đã bắt đầu vào năm 1874 với người tiền nhiệm của... Xin mời đọc tiếp.
Lieutenant Colonel John S. Billings là nhà quản lí Bảo tàng Quân Y Mĩ trong thời gian 10 năm từ 1883 đến 1893. Trong thời gian đó, ông đã cho triển khai lắp ráp cái trở thành một trong những bộ sưu tập lớn nhất thế giới về kính hiển vi. Bộ sưu tập này đã bắt đầu vào năm 1874 với người tiền nhiệm của Colonel Billings, Lieutenant Colonel George A. Otis, một viên sĩ quan quân y, người đã đặt hàng một số chiếc kính hiển vi lịch sử từ một nhà chế tạo thiết bị Philadelphia.
Năm 1864, cuối thời Nội chiến ở Mĩ, Colonel Billings được phân công tổ chức hồ sơ y tế của Liên quân. Những nỗ lực của ông trong nhiệm vụ này cuối cùng đã dẫn tới một trong những nguồn cung cấp tài nguyên y khoa tốt nhất nước Mĩ, Thư viện Y học quốc gia ở thủ đô Washington.
Trong thập niên 1880, là nhà quản lí Bảo tàng Y học, Billings đã làm phó chủ tịch Ủy ban Y tế quốc gia và là cố vấn về việc xây dựng bệnh viện, một công việc ông vốn được xem là một chuyên gia. Trong một trong nhiều chuyến đi của ông đến châu Âu nhằm tìm kiếm sách vở và thiết bị y tế lịch sử, Colonel Billings đã tranh thủ được sự hỗ trợ của John Mayall, Jr., một nhà sưu tập kính hiển vi nổi tiếng và là thành viên của Hội Hiển vi học Hoàng gia, giúp chế tạo những chiếc kính hiển vi mẫu cho bộ sưu tập của Quân Y Mĩ.
Colonel Billings nhận chuyến hàng đầu tiên gồm 17 kính hiển vi từ Mayall vào tháng 10/1884, sau đó là 8 chiếc kính hiển vi rất hiếm vào năm 1886, và sau mẫu Italy cổ vào năm 1887. Năm 1888, Mayall đã mua hơn 140 chiếc kính hiển vi cho Colonel Billings, bản thân ông cũng đi tìm những thiết bị cổ trên khắp cõi châu Âu. Những nỗ lực này đã khuyến khích nhiều nhà sưu tập người Mĩ đóng góp cho bộ sưu tập bảo tàng ngày một nhiều và Colonel Billings tiếp tục hỗ trợ bổ sung thêm cho bộ sưu tập cho đến khi ông qua đời vào năm 1913.
Ngày nay, bộ sưu tập trên có hơn 600 kính hiển vi, nhiều trong số chúng là rất hiếm và có giá trị. Các nhà quản lí bảo tàng Quân Y Mĩ đặt trên cho những chiếc kính hiển vi này là Bộ sưu tập Kính hiển vi Billings, và một quyển sách minh họa và mô tả những chiếc kính hiển vi đó đã được xuất bản.
Du khách đến thủ đô Washington có thể chiêm ngưỡng nhiều chiếc kính hiển vi trong Bộ sưu tập Billings tại Bảo tàng Y tế quốc gia ở Bệnh viện quân y Walter Reed.
Nguồn: fsu.edu