Nguyễn Đăng Khoa - 466 lượt tải
Để download tài liệu GIÁO ÁN VẬT LÝ 12 - TUẦN 5 ĐỊNH HƯỚNG PTNL các bạn click vào nút download bên dưới.
Mời bạn truy cập vào kho download tài nguyên với thư viện giáo án điện tử, thư viện đề kiểm tra - trắc nghiệm và nhiều tài nguyên quý giá khác nữa.
Nếu bạn thích tài liệu GIÁO ÁN VẬT LÝ 12 - TUẦN 5 ĐỊNH HƯỚNG PTNL , click nút "Cảm ơn" hoặc "Thích" và chia sẻ cho bạn bè mình.
► Like TVVL trên Facebook nhé! |
||||||||
|
Mã nhúng hiện file trên blog của bạn: ![]() |
|
Cùng mục: Giáo án Vật lý 12![]() Giáo án vật lí 12 tiết 1- 46 năm học 2021-2022 17 lượt tải về Tải lên bởi: THANH XUÂN Ngày tải lên: 17/06/2022 ![]() Giáo án lí 12 theo 5512 chỉ từ tiết 1- 46 161 lượt tải về Tải lên bởi: THANH XUÂN Ngày tải lên: 06/04/2022 ![]() Giáo án Vật li 12 HK2 (2020-2021) 481 lượt tải về Tải lên bởi: hồ thị xuân thanh Ngày tải lên: 16/08/2021 ![]() Giáo án Vật li 12 HK1 (2020-2021) 629 lượt tải về Tải lên bởi: hồ thị xuân thanh Ngày tải lên: 16/08/2021 ![]() Giáo án Vât Lý 12 học kỳ 2 theo công văn 5512 1,900 lượt tải về Tải lên bởi: Pham Kim Ngoc Ngày tải lên: 20/03/2021 ![]() ![]() (WORD) Giáo án Lí 12 theo hướng PTNL 2,463 lượt tải về Tải lên bởi: Trần Văn Hậu Ngày tải lên: 24/09/2020 ![]() KẾ HOẠCH DẠY HỌC VẬT LÝ 12 MẪU SỞ GDĐT QUẢNG NAM 1,415 lượt tải về Tải lên bởi: Lê Kim Đông Ngày tải lên: 14/09/2020 |
|
Cùng chia sẻ bởi: Nguyễn Đăng Khoa![]() GIÁO ÁN VẬT LÝ 10, 11, 12 ĐỊNH HƯỚNG PTNL 2,599 lượt tải về Tải lên bởi: Nguyễn Đăng Khoa Ngày tải lên: 29/02/2020 ![]() GIÁO ÁN VẬT LÝ 10, 11, 12 ĐỊNH HƯỚNG PTNL 704 lượt tải về Tải lên bởi: Nguyễn Đăng Khoa Ngày tải lên: 22/02/2020 ![]() GIÁO ÁN VẬT LÝ 12 - TUẦN 5 ĐỊNH HƯỚNG PTNL 466 lượt tải về Tải lên bởi: Nguyễn Đăng Khoa Ngày tải lên: 16/09/2019 ![]() GIÁO ÁN VẬT LÝ 11 - TUẦN 5 ĐỊNH HƯỚNG PTNL 585 lượt tải về Tải lên bởi: Nguyễn Đăng Khoa Ngày tải lên: 16/09/2019 ![]() GIÁO ÁN VẬT LÝ 10 - TUẦN 5 ĐỊNH HƯỚNG PTNL 677 lượt tải về Tải lên bởi: Nguyễn Đăng Khoa Ngày tải lên: 16/09/2019 ![]() GIÁO ÁN VẬT LÝ 10, 11, 12 ĐỊNH HƯỚNG PTNL 621 lượt tải về Tải lên bởi: Nguyễn Đăng Khoa Ngày tải lên: 30/08/2019 ![]() GIÁO ÁN VẬT LÝ 10 ĐỊNH HƯỚNG PTNL 3,953 lượt tải về Tải lên bởi: Nguyễn Đăng Khoa Ngày tải lên: 30/08/2019 ![]() GIÁO ÁN VẬT LÝ 11 ĐỊNH HƯỚNG PTNL 4,356 lượt tải về Tải lên bởi: Nguyễn Đăng Khoa Ngày tải lên: 30/08/2019 |
|
Chú ý:
- Có thể font chữ sẽ không hiển thị đúng, bạn nên click nút download để tải về máy đọc cho hoàn thiện.
- Download bộ font .VnTimes, VNI-Times đầy đủ nếu máy bạn chưa có đủ font tiếng Việt.
-635-96520
Ngày soạn: 10/9/2019
Tuần: 5, Tiết: 9
00Ngày soạn: 10/9/2019
Tuần: 5, Tiết: 9
Bài 4: DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được những đặc điểm của dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức, sự cộng hưởng.
- Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.
- Nêu được một vài ví dụ về tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng.
- Giải thích được nguyên nhân của dao động tắt dần.
2. Kĩ năng:
- Vẽ và giải thích được đường cong cộng hưởng.
- Vận dụng được điều kiện cộng hưởng để giải thích một số hiện tượng vật lí liên quan và để giải bài tập tương tự như ở trong bài.
3. Thái độ
Tích cực nghiêm túc nhiệt tình
4. Năng lực hướng tới
a, Phẩm chất năng lực chung
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề.
b, Năng lực chuyên biệt môn học
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật đặt câu hỏi
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chuẩn bị một số ví dụ về dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng có lợi, có hại.
2. Học sinh: Ôn tập về cơ năng của con lắc:
.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới: dao động tắt dần, dao động cưỡng bức.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát
- Ta đã khảo sát con lắc lò xo và con lắc đơn nhưng những điều kiện mà ta xét là điều kiện lí tưởng. Thực tế ta không thể làm cho con lắc dao động mãi mãi chỉ với một tác động ban đầu. Như vậy thì dao động của các con lắc đến một lúc nào đó sẽ không còn dao động nữa, hôm nay ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng trên qua bài “DAO ĐỘNG TĂT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC”
- HS Xác định nội dung của bài
Bài 4: DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - đặc điểm của dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức, sự cộng hưởng.
- điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra
- Giải thích được nguyên nhân của dao động tắt dần.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình;
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát
- Tiến hành TN với con lắc đơn cho hs quan sát và nhận xét biên độ.
- Gợi ý cho hs định nghĩa dao động tắt dần.
- Gọi hs giải thích
- Nhận xét
- Giới thiệu ứng dụng của dao động tắt dần
- Yêu cầu hs nêu những ứng dụng mà hs biết.
- Kết luận
- Muốn dao động duy trì phải làm như thế nào?
- Hình thành kn dao động duy trì
- Yêu cầu hs lấy VD dao động duy trì
- Kết luận
- Quan sát và nhận xét: biên độ giảm dần.
- Định nghĩa dao động tắt dần (SGK)
- Đọc SGK giải thích
- Tiếp thu
- Ứng dụng: giảm xóc ô tô, mô tô…
- Ghi nhận kết luận
- Cung cấp đủ phần năng lượng bị mất đi.
- KN dao động duy trì (SGK)
- Lấy VD về dao động duy trì
- Ghi kết luận
I. Dao động tắt dần
1. Thế nào là dao động tắt dần.
Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian được gọi là dao động tắt dần
2. Giải thích
Trong dao động của con lắc thì ma sát làm mất đi một phần năng lượng của dao động làm cho biên độ giảm dần.
3. Ứng dụng
Dao động tắt dần được ứng dụng trong các thiết bị đóng cửa tự động, giảm xóc ô tô, mô tô. . .
II. Dao động duy trì
Để dao động không tắt dần người ta dùng thiết bị cung cấp năng lượng đúng bằng năng lượng tiêu tốn sau mỗi chu kì. Dao động như thế gọi là dao động duy trì.
- Giới thiệu dao động cưỡng bức
- Yêu cầu hs tìm VD về dao động cưỡng bức.
- Nhận xét về đặc điểm của dao động cưỡng bức
- Tiếp thu
- Tìm vài ví dụ về dao động cưỡng bức
- Tiếp thu các đặc điểm của dao động cưỡng bức
III. Dao động cưỡng bức
1. Thế nào là dao động cưỡng bức?
Dao động được duy trì bằng cách tác dụng vào nó một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn. Gọi là dao động tuần hoàn
2.Ví dụ
3. Đặc điểm
- Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi, tần số bằng tần số lực cưỡng bức.
- Biên độ phụ thuộc vào biên độ lực cưỡng bức và sự chênh lệch tần số của lực cưỡng bức và tần số riêng của dao động
- Nêu vài hiện tượng cộng hưởng trên thực tế (Cây cầu ở Xanh petecbua – Nga và cây cầu ở Ta kô ma - Mỹ)
- Hình thành kn cộng hưởng.
- Tìm điều kiện cộng hưởng?
- Giải thích
- Yêu cầu hs tìm tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng
+ Có lợi
+ Có hại
- Kết luận
- Tiếp thu
- Định nghĩa HTCH (SGK)
- Điều kiện f = f0
- Tiếp thu
- Hiện tượng cộng hưởng có hại: làm sập nhà cửa, cầu …
- Hiện tượng cộng hưởng có lợi: hộp đàn guitar, violon….
IV. Hiện tượng cộng hưởng
1. Định nghĩa
Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng.
* Điều kiện cộng hưởng: f = f0
2. Giải thích
Khi f = f0 thì năng lượng được cung cấp một cách nhịp nhàng biên độ tăng dần lên. Biên độ cực đại khi tốc độ cung cấp năng lượng bằng tốc độ tiêu hao năng lượng
3. Tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng
- Hiện tượng cộng hưởng có hại: làm sập nhà cửa, cầu …
- Hiện tượng cộng hưởng có lợi: hộp đàn guitar, violon….
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học về dao động
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
Định hướng phát triển năng lựcNăng lực quan sát, năng lực sáng tạo.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?
A. Lực cản sinh công âm là tiêu hao dần năng lượng của dao động.
B. Do lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động nên biên độ giảm.
C. Tần số của dao động càng lớn, thì dao động tắt dần càng kéo dài.
D. Lực cản càng nhỏ thì dao động tắt dần càng chậm.
Câu 2: Phát biều nào sau đây sai?
A. Dao động cưỡng bức là dao động xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn.
B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ.
C. Sự cộng hưởng càng rõ nét khi lực cản của một trường càng nhỏ.
D. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn.
Câu 3: Con lắc lò xo dao động diều hòa có tốc độ bằng 0 khi vật ở vị trí
A. mà hợp lực tác dụng vào vật bằng 0.
B. mà lò xo không biến dạng.
C. có li độ bằng 0.
D. gia tốc có độ lớn cực đại.
Câu 4: Tìm phát biểu sai
Trong dao động cưỡng bức
A. khi có cộng hưởng, biên độ dao động tăng đột ngột và đạt día trị cực đại.
B. hiện tượng đặc biệt xảy ra là hiện tượng cộng hưởng.
C. điều kiện cộng hưởng là tần số ngoại lực bằng tần số riêng của hệ.
D. biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường, chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
Câu 5: Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ rết nhất khi
A. biên độ của lực cưỡng bức nhỏ.
B. tần số của lực cưỡng bức lớn.
C. lực ma sát của môi trường lớn.
D. lực ma sát của môi trường nhỏ.
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
C
D
D
D
D
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, năng lực sáng tạo
- Yêu cầu HS thảo luận : Việc tạo nên dao động cưỡng bức khác với việc tạo nên dao động duy trì như thế nào?
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia 4 nhóm yêu cầu hs trả lời vào bảng phụ trong thời gian 5 phút
- GV theo dõi và hướng
dẫn HS
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời
- GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS sắp xếp theo nhóm tiến hành làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm
- Đại diện các nhóm nhận xét kết quả
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.(nếu có)
+ Dao động cưỡng bức được xảy ra dưới tác dụng của một ngoại lực có tần số góc Ω, khi ổn định, dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
+ Dao động duy trì cũng được xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực, nhưng ngoại lực ở đây được điều khiển để có tần số góc ω bằng tần số góc ω0 của dao độg riêng của hệ.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, năng lực sáng tạo
Tự tìm hiểu về dao động điều hòa và dao động cưỡng bức, ứng dụng thực tế
4. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài và làm các bài tập trong Sgk.và sách bài tập
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
-635-129540
Ngày soạn: 10/9/2019
Tuần: 5, Tiết: 10
00Ngày soạn: 10/9/2019
Tuần: 5, Tiết: 10
Bài 5: TỔNG HỢP HAI DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ CÙNG PHƯƠNG
CÙNG TẦN SỐ. PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐỒ FRE-NEN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Frenen. Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ để tổng hợp 2 dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số.
2. Kĩ năng:
- Biểu diễn được phương trình của dao động điều hoà bằng một vectơ quay.
- Vận dụng được phương pháp giản đồ Fre-nen để tìm phương trình của dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số.
3. Thái độ: Nghiêm túc, hứng thú trong học tập.
4. Năng lực hướng tới
a, Phẩm chất năng lực chung
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ.
Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
b, Năng lực chuyên biệt môn học
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật đặt câu hỏi
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Các hình vẽ 5.1, 5.2 Sgk.
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về hình chiếu của một vectơ xuống hai trục toạ độ.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ( 3 phút):
+ Thế nào là dao động cưỡng bức? Điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng?
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được : tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số..
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.
- Trong thực tế, máy đặt trên bệ máy khi máy hoạt động thì cả máy và bệ máy cùng dao động. Như vậy, lúc này dao động ta thấy đươcj là dao động tổng hợp của hai dao động thành phần. Vậy làm cách nào ta có thể viết được phương trình dao động tổng hợp này (với điều kiện hai dao động này là dao động điều hòa). Muốn làm được điều đó ta sẽ tìm hiểu sang bài 5 TỔNG HỢP HAI DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA , CÙNG PHƯƠNG, CÙNG TẦN SỐ.PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐỒ FRE-NEN
- HS ghi nhớ
- HS nêu bản chất của vẫn đề
Bài 5: TỔNG HỢP HAI DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ CÙNG PHƯƠNG
CÙNG TẦN SỐ. PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐỒ FRE-NEN
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - nội dung của phương pháp giản đồ Frenen. Nêu được cách sử dụngphương pháp giản đồ để tổng hợp 2 dao đông điều hoà cùng phương, cùng tần số.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề;
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát
- Gợi ý cho hs từ so sánh một vật chuyển động tròn đều với vật vật dao động điều hòa.
- Từ đó hướng dẫn hs biểu diễn dđđh bằng vectơ quay.
- Tìm các đặc điểm của vectơ quay.
- Nhớ lại kiến thức cũ và theo gợi ý của GV định hình kn vectơ quay.
- Tìm ba đặc điểm của vectơ quay (SGK)
I. Vectơ quay
Ta có thể biểu diễn một dao động
bằng một vectơ quay tai thời điểm ban đầu có các đặc điểm sau:
+ Có góc tai góc tọa độ của Ox
+ Có độ dài bằng biên độ dao động; OM = A.
+ Hợp với Ox một góc
- Đặt vấn đề tổng hợp một vật tham gia hai dao động đièu hòa cùng lúc. Xác định tổng hợp dao động như thế nào?
- Hướng dẫn cách tính cần phải dùng giản đồ Fre-nen.
- Gợi ý cho hs dựa vào Vectơ quay để tính tổng.
- Yêu cầu hs lên bảng biểu diễn vectơ quay của hai pt dđđh.
- Biễu diễn vectơ quay của phương trình tổng của hai dđđh.
- Nhận xét ?
- Yêu cầu hs tiến hành làm câu C2
- Nhận xét kết quả của hs tìm được và sửa chữa.
- Từ công thức tính biên độ nhận xét ảnh hưởng của độ lệch pha.
- Nhận xét chung
- Cho hs đọc SGK ví dụ trong SGK và thảo luận cách giải bài ví dụ.
- Yêu cầu hs lên bảng trình bày.
- Kết luận bài học
- Hs tìm phương pháp tính tổng chúng.
- Đọc hai pt
- Tiếp thu
- Tiếp thu
100965629285- Lên bảng biễu diễn bằng vectơ quay
- Nhận xét dao động tổng hợp. (SGK)
- Tiến hành làm câu C2
Tìm hai công thức (1) và (2).
* Nếu hai dao động cùng pha
với n =
* Nếu hai dao động ngược pha
với n =
- Đọc SGK và thảo luận theo bàn về cách giải
- Lên bảng trình bày
- Ghi nhận kết luận của GV
II. Phương pháp giản đồ Fre-nen
1. Đặt vấn đề
Tìm tổng của hai dao động
- Bài toán đơn giản nếu A1 = A2 và phức tạp khi A1
A2 vì vậy ta dùng phương pháp giản đồ Fre-nen cho tiện.
2. Phương pháp giản đồ Fre-nen
Ta lần lượt ta vẽ hai vec tơ quay đặt trưng cho hai dao động:
7683596520
- Ta thấy
và
quay với tốc độ góc ω thì
cũng quay với tốc độ góc là ω.
- Phương trình tổng hợp
* Kết luận: “Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số là một dao dộngddieeuf hòa cùng phương, cùng tần số với hai dao động đó”
Trong đó:
(1)
(2)
3. Ảnh hưởng của độ lệch pha
Ta thấy
* Nếu hai dao động cùng pha
với n =
* Nếu hai dao động ngược pha
với n =
4. Ví dụ
Tính tổng hai dao động
Giải
Áp dụng các công thức đã học
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, năng lực sáng tạo
Câu 1: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là: A1 = 3 cm và A2 = 4 cm. Biên độ của dao động tổng hợp không thể nhận giá trị
A. 5,7 cm B. 1,0 cm C. 7,5 cm D. 5,0 cm.
Câu 2: Một vật dao động điều hoà có phương trình dao động
. Kết luận nào sau đây là đúng?
A.
. B.
.
C.
. D. A, B, C đều đúng.
Câu 3: Chọn câu đúng. Một vật dao động điều hoà với biên độ 8cm, chu kỳ 2s. Chọn gốc thời gian là lúc vật đạt ly độ cực đại. Phương trình dao động của vật là:
A.
(cm) B.
(cm) C.
(cm) D.
(cm)
Câu 4: Hai giao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha nhau, có biên độ là A1 và A2 với A2=3A1, thì dao động tổng hợp có biên độ A là
A. A1 B. 2A1 C. 3A1 D. 4A1
Câu 5: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ là A1 và A2 với A2=4A1 thì dao động tổng hợp có biên độ A là
A. 5A1 B. 2A1 C. 3A1 D. 4A1
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
C
D
A
B
A
B
B
A
C
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, năng lực sáng tạo
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
Một vật dao động điều hoà có phương trình dao động là:
x = 5sin(2t +
), ( x tính bằng cm; t tính bằng s; Lấy 2 10, 3,14). Gia tốc của vật khi có ly độ x = 3cm
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
Hướng dẫn: Ta có
Gia tốc của vật khi có ly độ x = 3cm là: -120(cm/s2).
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, năng lực sáng tạo
Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện :
- Những đặc điểm của dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức, sự cộng hưởng.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học bài
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
-10160-158115
Ngày soạn: 10/9/2019
Tuần: 5, Tiết: 11
00Ngày soạn: 10/9/2019
Tuần: 5, Tiết: 11
Bài 6: Thực hành: KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM
CÁC ĐỊNH LUẬT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC ĐƠN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết có 2 phương pháp dùng để phát hiện ra một định luật vật lí.
- Phương pháp suy diễn toán học: Dựa vào một thuyết hay một định luật đã biết để suy ra định luật mới rồi dùng thí nghiệm để kiểm tra sự đúng đắn của nó.
- Phương pháp thực nghiệm: Dùng một hệ thống thí nghiệm để làm bộc lộ mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng có liên quan nhằm tìm ra định luật mới.
Biết dùng phương pháp thực nghiệm để:
- Chu kì dao động T của con lắc đơn không phụ thuộc vào biên độ khi biên độ dao động nhỏ, không phụ thuộc khối lượng, chỉ phụ thuộc vào chiều dài l và gia tốc rơi tự do của nơi làm thí nghiệm.
- Tìm ra bằng thí nghiệm
, với hệ số a 2, kết hợp với nhận xét tỉ số
với g = 9,8m/s2, từ đó nghiệm lại công thức lí thuyết về chu kì dao động của con lắc đơn. Ứng dụng kết quả đo a để xác định gia tốc trọng trường g tại nơi làm thí nghiệm.
2. Kĩ năng:
- Lựa chọn được các độ dài l của con lắc và cách đo đúng để xác định l với sai số nhỏ nhất cho phép.
- Lựa chọn được các loại đồng hồ đo thời gian và dự tính hợp lí số lần dao động toàn phần cần thực hiện để xác định chu kì của con lắc đơn với sai số tỉ đối từ 2% đến 4%.
3. Thái độ: Nghiêm túc, hứng thú trong học tập.
4. Năng lực hướng tới
a, Phẩm chất năng lực chung
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
b, Năng lực chuyên biệt môn học
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật đặt câu hỏi
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nhắc HS chuẩn bị bài theo các nội dung ở phần báo cáo thực hành trong Sgk.
- Chọn bộ 3 quả cân có móc treo 50g.
- Chọn đồng hồ bấm giây hiện số có độ chia nhỏ nhất 0,01s, cộng thêm sai số chủ quan của người đo là 0,2s thì sai số của phép đo sẽ là t = 0,01s + 0,2s = 0,21s. Thí nghiệm với con lắc đơn có chu kì T 1,0 s, nếu đo thời gian của n = 10 dao động là t 10s, thì sai số phạm phải là:
. Thí nghiệm cho
. Kết quả này đủ chính xác, có thể chấp nhận được. Trong TH dùng đồ hồ đo thời gian hiện số với cổng quang điện, có thể đo T với sai số 0,001s.
2. Học sinh: Trước ngày làm thực hành cần:
- Đọc kĩ bài thực hành để định rõ mục đích và quy trình thực hành.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài để định hướng việc thực hành.
- Chuẩn bị một tờ giấy kẻ ô milimét để vẽ đồ thị và lập sẵn các bảng để ghi kết quả theo mẫu ở phần báo cáo thực hành trong Sgk.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ GV kiểm tra học sinh bằng các câu hỏi ở phần cơ sở lí thuyết ( báo cáo thực hành)
3. Bài mới:
Tiết 1
Hoạt động 1: Giới thiệu dụng cụ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu hs các nhóm kiểm tra lại dụng cụ thí nghiệm theo sự giới thiệu của mình
- Trình bày tác dụng của các loại dụng cụ trong bài thí nghiệm.
- Hướng dẫn hs sử dụng các dụng cụ đo thời gian
- Kiểm tra vài hs đại diện nhóm sử dụng đồng hồ hoặc đọc số trên đồng hồ hiện số.
- Quan sát và nghe GV giới thiệu dụng cụ và kiểm tra.
- Trả lời câu hỏi của GV khi được gọi
- Tiếp thu
- Đại diện nhóm sử dụng mẫu đồng hồ bấm giây hoặc đọc số trên đồng hồ điện tử
Hoạt động 2: Thí nghiệm 1: Khảo sát chu kì của con lắc đơn phụ thuộc vào biên độ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu hs trình bày phương án thí nghiệm
- Nhận xét phương án và sửa chữa
- Cho hs tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu và xử lý kết quả.
- Theo dõi quan sát các nhóm thí nghiệm, hướng dẫn khi cần thiết
- Đánh giá quá trình thực hành
- Cố định m, l của con lắc. Thực hiện dao động đo chu kì của con lắc với biên độ khác nhau. Làm lại nhiều lần. Sau đó rút ra mối quan hệ giữa T và A.
- Tiến hành thí nghiệm có sự phân chia công việc hợp lí trong nhóm.
- Lấy số liệu chính xác, khoa học
- Xử lý số liệu độc lập
- Ghi kết quả xử lí vào báo cáo thực hành
Hoạt động 3: Thí nghiệm 2: Khảo sát chu kì của con lắc đơn phụ thuộc vào khối lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu hs trình bày phương án thí nghiệm
- Nhận xét phương án và sửa chữa
- Cho hs tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu và xử lý kết quả.
- Theo dõi quan sát các nhóm thí nghiệm, hướng dẫn khi cần thiết
- Đánh giá quá trình thực hành của từng hs.
- Cố định A, l của con lắc. Thực hiện dao động đo chu kì của con lắc với khối lượng khác nhau. Làm lại nhiều lần. Sau đó rút ra mối quan hệ giữa T và A.
- Tiến hành thí nghiệm có sự phân chia công việc hợp lí trong nhóm.
- Lấy số liệu chính xác, khoa học
- Xử lý số liệu độc lập
- Ghi kết quả xử lí vào báo cáo thực hành
V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
1628140133985
KÝ DUYỆT TUẦN ……
Ngày ……………….
00
KÝ DUYỆT TUẦN ……
Ngày ……………….
Chúng tôi hiện có hơn 60 nghìn tài liệu để bạn tìm
Xem thêm |
![]() |
![]() Bài giảng của giáo sư Walter Lewin về con lắc
(2019-10-16) |
![]() Chương trình môn Vật lí mới: Nhiều nội dung Dự thảo giống môn KHTN: Có chủ đích hay sao chép?
(2019-09-09) |
![]() Khi bạn ném rác vào núi lửa thì chuyện gì xảy ra?
(2019-09-04) |
![]() Video Dải Ngân hà tuyệt đẹp, cho thấy Trái đất quay rõ ràng ra sao
(2019-09-03) |
![]() Ngày 24/06/2022 |
![]() Ngày 23/06/2022 |
![]() Ngày 23/06/2022 |
![]() Ngày 23/06/2022 |
![]() Ngày 23/06/2022 |