Bài 1: Hai điểm M1 và M2 cùng dao động điều hòa trên một trục x quanh điểm O với cùng tần số f. Biên độ của M1 là A, của M2 là 2A. Dao động của M1 chậm pha hơn một góc [tex]\varphi = \frac{\pi }{3}[/tex]
so với dao động của M2. Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. Độ dài đại số M1M2 biến đổi điều hòa với tần số f, biên độ [tex]A\sqrt{3}[/tex] và vuông pha với dao động M1
B. Khoảng cách M1M2 biến đổi điều hòa với tần số 2f, biên độ [tex]A\sqrt{3}[/tex]
C. Khoảng cách M1M2 biến đổi tuần hoàn với tần số f, biên độ [tex]A\sqrt{3}[/tex]
D. Độ dài đại số M1M2 biến đổi điều hòa với tần số 2f, biên độ [tex]A\sqrt{3}[/tex] và vuông pha với dao động M2
http://thuvienvatly.com/forums/index.php?action=printpage;topic=5349.0Bài 2: Một con lắc gồm sợi dây có chiều dài 1m và vật nặng có khối lượng 0,5kg. Lúc đầu kéo con lắc khỏi vị trí cân bằng một góc 60 rồi thả nhẹ cho dao động. Khi dao động con lắc chịu tác dụng của lực cản có độ lớn coi như không đổi sau 100 dao động, li độ cực đại của con lắc là 30 coi chu kì dao động của con lắc như khi không có lực cản. Để duy trì dao động của con lắc cần phải dùng một động cơ nhỏ có công suất bao nhiêu? (g = 10m/s2; [tex]\pi ^{2} =10[/tex])
A. 10,4.10-5W
B. 1,04.10-5W
C. 4,05.10-5W
D. 50,4.10-5W
+ Độ giảm li độ sau 1 chu kỳ ( 1 dao động) : [tex]\Delta \alpha = \frac{4Fc}{mg} (1)[/tex]
+ Sau 100 dao động độ giảm li độ là :
[tex]\alpha_0 - \alpha_0' = 100.\frac{4Fc}{mg} = \frac{\pi}{30}-\frac{\pi}{60}[/tex]
[tex]==> Fc = 6,545.10^{-4}(N)[/tex]
+ Biên độ vật sau 1/2 dao động: Từ [tex](1) ==> \alpha_0' = \alpha_0 - \frac{2Fc}{mg} =0,1045[/tex]
==> Cơ năng giảm trong 1/2 dao động:
[tex] \Delta E = \frac{1}{2}.m.g.l(\alpha_0^2-\alpha_0'^2) = 1,37.10^{-4}[/tex]
+Công suất cần thiết : [tex]P=\Delta E/(T/2) = 1,37.10^{-4}(W)[/tex]
(Mọi người tìm giúp sai chỗ nào đây mà không có ĐA)