Diễn Đàn Vật Lý | Thư Viện Vật Lý

VẬT LÝ PHỔ THÔNG => LUYỆN THI ĐẠI HỌC => Tác giả chủ đề:: mystery0510 trong 11:16:30 am Ngày 07 Tháng Sáu, 2011

Đọc bản đầy đủ ở đây: https://thuvienvatly.com/forums/index.php?topic=5349



Tiêu đề: bài này lạ quá
Gửi bởi: mystery0510 trong 11:16:30 am Ngày 07 Tháng Sáu, 2011
.Một nguồn sáng có công suất P=2w,phát ra ánh sáng có bước sóng lâm đa =0.597 mỉcomet toả ra đều theo mọi hướng. Nếu coi đường kính cua con ngươi mắt là 4mm và mắt còn có thể cảm nhận được ánh sáng khi tối thiểu có 80 photon lọt vào mắt trong 1sổ qua sự hấp thụ photon của môi trường.khoảngấch xa nhất mà mắt còn trông thấy nguồn là:A 27km ;B 274 km;C 6 km; D 470 km
2.hai điểm M1 và M2 cùng dao động điều hoà trên một trục x quanh điểm O với cùng tần số f.biên độ của M1 là A.cua M2 là 2A.M1 chậm pha hơm M2 60 độ.câu nào đúng:
A.độ dài M1M2 biến đổi điều hoà với tần số f,biên độ A căn 3,vuông pha với M1
B.M1M2 biến đổi điều hoà với tần số 2f,biên độ A căn 3
C.M1M2 bí6n đổi vs tần số f,biên độ A căn 3
D.giống câu A nhưng vuông pha vs M2


Tiêu đề: Trả lời: bài này lạ quá
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 03:06:23 pm Ngày 07 Tháng Sáu, 2011
.Một nguồn sáng có công suất P=2w,phát ra ánh sáng có bước sóng lâm đa =0.597 mỉcomet toả ra đều theo mọi hướng. Nếu coi đường kính cua con ngươi mắt là 4mm và mắt còn có thể cảm nhận được ánh sáng khi tối thiểu có 80 photon lọt vào mắt trong 1sổ qua sự hấp thụ photon của môi trường.khoảngấch xa nhất mà mắt còn trông thấy nguồn là:A 27km ;B 274 km;C 6 km; D 470 km
Chào em! hiepsinhi xin hướng dẫn như sau:
Bài 1: Ta sử dụng công thức: [tex]I=\frac{P}{S}=\frac{P}{\frac{4}{3}\pi .R^{3}}(1)[/tex]
để tính cường độ sáng. Tức năng lượng ánh sáng chuyển qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian.
Áp dụng công thức tính cường độ sáng theo số phôtôn đã cho và đường kính của con ngươi:[tex]I=\frac{80.\frac{h.c}{\lambda }}{\pi \frac{d^{2}}{4}}(2)[/tex]
Từ (2) thay vào (1) sẽ tính được R.


Tiêu đề: Trả lời: bài này lạ quá
Gửi bởi: hiepsi_4mat trong 03:09:59 pm Ngày 07 Tháng Sáu, 2011
Chết xin lỗi công thức (1) diện tích mặt cầu là: [tex]S=4\pi R^{2}[/tex]
thành thật xin lỗi!


Tiêu đề: Trả lời: bài này lạ quá
Gửi bởi: Quang Dương trong 04:24:24 pm Ngày 07 Tháng Sáu, 2011
2.hai điểm M1 và M2 cùng dao động điều hoà trên một trục x quanh điểm O với cùng tần số f.biên độ của M1 là A.cua M2 là 2A.M1 chậm pha hơm M2 60 độ.câu nào đúng:
A.độ dài M1M2 biến đổi điều hoà với tần số f,biên độ A căn 3,vuông pha với M1
B.M1M2 biến đổi điều hoà với tần số 2f,biên độ A căn 3
C.M1M2 bí6n đổi vs tần số f,biên độ A căn 3
D.giống câu A nhưng vuông pha vs M2
Độ dài M1M2 là trị tuyệt đối của hình chiếu của [tex]\vec{M_{1}M_{2}}=\vec{x}_{2}-\vec{x}_{1}[/tex] lên trục x
trong đó [tex]\vec{x}_{1};\vec{x}_{2}[/tex] lầ lượt là vecto quay biều diễn cho dao động của M1 và M2
Vẽ vecto quay ta có vecto M1M2 có mođun bằng A căn 3 quay cùng tốc độ góc với các vecto[tex]\vec{x}_{1};\vec{x}_{2}[/tex]
Nhưng vì ta chỉ tính độ dài của M1M2 nên độ dài này chỉ là trị tuyệt đối của hình chiếu của vecto M1M2 lẹn trục hoành . Đáp án  : M1M2 bíến đổi tuần hoàn với tần số 2f,biên độ A căn 3