- trên tôi chưa xem kỹ nên có nhận định chưa đầy đủ. Sau đây là bài viết đầy đủ hơn. Các bạn cũng có thể tìm thấy quan điểm của tôi ở đây:
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=4966770153356753&id=100000714518556- thực ra thí nghiệm tưởng tượng này cũng là một biến thể của nghịch lý anh em sinh đôi. Cần khuyến khích tạo ra những ý tưởng như vậy, để không còn chỗ cho những lập luận kiểu như "phải tính đến quá trình gia tốc" , "hai người phải gọi cho nhau để thông báo về đồng hồ của nhau chỉ bao nhiêu..." , hoặc đơn giản là quá trình quay về. Những lập luận này thường là những thứ râu ria khi người ta ko hiểu nguyên nhân chính của nghịch lý anh em sinh đôi. Lẽ ra phải loại bỏ những yếu tố râu ria này đi để nó khỏi che lấp vấn đề thực sự của nghịch lý.
* nghịch lý anh em sinh đôi xuất hiện nói lên rằng lý thuyết tương đối tự mâu thuẫn với chính nó và nếu ko có cách lý giải hợp lý thì thuyết tương đối sẽ sai.(lưu ý ở đây tôi ko có ý định đánh đổ thuyết tương đối, tôi chỉ đang cố gắng hiểu nó thôi)
* nghịch lý anh em sinh đôi xuất hiện khi chúng ta thừa nhận thuyết tương đối hẹp đúng và dùng hệ quả của nó để tiên đoán điều xảy ra khi đứng từ hai hệ quy chiếu K và K'. theo đó nếu đứng tự hệ quy chiếu K (trong hình là ABC) ta dùng công thức thuyết tương đối thì ta tiên đoán được hiện tượng mạch điện khép kín và 2 bóng đèn sáng, . cũng dùng thuyết tương đối và đứng trên hệ quy chiếu K' (trong hình là hệ XYZ) thì ta tiên đoán được mạch sẽ không bao giừo khép kín và hai bóng đèn sẽ không bao giừo sáng. Nếu thực nghiệm đúng như tiên đoán thì thuyết tương đối đúng, và không có nghịch lý. Ngược lại nếu ở cả hai hệ quy chiếu ta đều thấy đèn sáng thì thì có nghịch lý và thuyết tương đối sai.
- giả sử thực nghiệm cho thấy ở hệ K' ko bao giờ ta thấy đèn sáng, nghĩa là thuyết tương đối đúng. Lúc đó ta thấy một điều rất lạ: hiện thực xảy ra hay ko lại tùy thuộc vào người quan sát. Về mặt hình thức nó rất giống với vật lý lượng tử, khi có hai hiện thực đèn sáng - đèn không sáng , rất giống mèo chết -mèo sống của Schrödinger. Như một dạng của vũ trụ song song. Cho nên giáo sư Cao Chi nói thuyết tương đối có nội hàm cơ học lượng tử ko phải ko có lý.
- giả sử thực nghiệm cho thấy cả hai bóng đèn đều sáng thì sẽ có nghịch lý. Vì lúc đó đứng trong hệ K'(XYZ) thay vì thấy ABC co lại thì chúng ta lại thấy nó nở ra. Như vậy một định luật vật lý áp dụng cho hai hệ quy chiếu quán tính lại cho ra hai kết quả khác trái ngược nhau, khi đó thuyết tương đối là sai.
- thí nghiệm giả định này giống nghịch lý anh em sinh đôi ở chỗ nó đều làm phát sinh nghịch lý do "tính tương đối của chuyển động) - nghịch lý xuất hiện do phá vỡ tính tương đương của hai hệ quy chiếu. Và thành công hơn(ít nhất là trước khi ta tìm ra chỗ sai của nó nếu có) vì nó bỏ qua được đồng hồ.
- chú thích: những lý giải của tôi ở đây có thể khác đôi chút với nhận thức và lập luận của tác giả của bài viết trong ảnh phía dưới. Nhưng cơ bản tôi thấy việc xây dựng những thí nghiệm tưởng tượng như vậy là hay.