09:54:50 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu một mạch điện gồm một điện trở R = 12 Ω và một cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch là 26 V, hai đầu cuộn cảm thuần là 10 V. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
Mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần với độ tự cảm L. Đặt vào hai đầu cuộn thuần cảm một điện áp xoay chiều u=U2cosωt+φV . Cường độ dòng điện cực đại được cho bởi công thức
Đặt điện áp u = U0cos (100 πt +  π3 )(V) vào hai đầu cuộn cảm có độ tự cảm 12π  (H). Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu tụ điện là 100 2  V thì cường độ dòng điện trong mạch là 2A. Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là:
Khi đặt điện áp u = U0cosωt (V) vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở, hai đầu cuộn cảm và hai bản tụ điện lần lượt là 30 V, 120 V và 80 V. Giá trị của U0 bằng
Cho phương trình hóa học: A(k) + 2B(k) → AB2 (k) Tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu


Trả lời

Sự mâu thuẫn trong thuyết tương đối cần lý giải

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sự mâu thuẫn trong thuyết tương đối cần lý giải  (Đọc 5648 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
vinhbinhlieu
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« vào lúc: 04:11:25 pm Ngày 31 Tháng Mười, 2019 »

Trân trọng nhờ mọi người giải đáp cho minh hiểu vấn đề này với ạ!
Em vừa xem trên facebook có bài viết của bạn minhhadecons về sự tự mâu thuẫn của Thuyết tương đối đặc biệt, như ban ấy viết thì Thuyết tương đối là sai làm vì gây ra mâu thuẫn là hai bóng đèn vừa phải sáng lên lại vừa khong bao giờ sáng lên. Các bạn giải đáp giúp nhé, Cảm ơn ạ,
Em tải file ảnh về trong file duoi đây.


Logged


TQTQTQTQ
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 5

Offline Offline

Bài viết: 71


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 03:02:29 pm Ngày 01 Tháng Mười Một, 2019 »

     Tôi thấy sự tự mâu thuẫn trong Thuyết Tương đối hẹp mà bạn mô tả ở trên là chính xác, chẳng thể hóa giải. Nhưng những “tín đồ” của “Tương đối giáo” vẫn sẽ cố gắng bảo thủ mà thôi. Họ sẽ không chấp nhận đâu và sẽ đưa ra những lý luận mà bản thân họ cũng tù mù nốt để bao biện (ví dụ như viện dẫn về Thuyết Tương đối rộng, hình học phi Ơclit ... chẳng hạn, vì tôi đã va vấp với họ như vậy rồi nên có kinh nghiệm). Chẳng hạn như hình chụp hố đen Vũ trụ  mới được công bố, theo tôi, là một minh chứng hùng hồn về sự sai lầm của lý thuyết về Hố đen Vũ trụ, lại được người ta tung hô rầm trời về sự đúng đắn của lý thuyết Hố đen và Thuyết Tương đối. Tuy nhiên, chân lý vẫn là chân lý!
     Vấn đề là ở chỗ, nếu phủ nhận Thuyết Tương đối do những mâu thuẫn nội tại, trong khi nó vẫn “được việc” mà không có cái gì thay thế thì khác gì bị chặt chân chặt tay. Do đó, tôi đã xây dựng Thuyết Tuyệt đối và đăng trên diễn đàn này, nhưng có vẻ cũng chẳng ai quan tâm. Biết làm sao được.
     Theo Thuyết Tuyệt đối, Không gian không bị biến dạng bởi vận tốc mà chỉ có thời gian bị biến dạng thôi nên không có mâu thuẫn mà bạn vừa nêu. Không những thế, thuyết Tuyệt đối giải quyết tốt mọi vấn đề mà Thuyết Tương đối từng giải thích, đồng thời hóa giải tốt mọi vấn nạn đang được tranh cãi, bế tắc của vật lý hiện đại, hiệu chỉnh lại hàng loạt nguyên lý căn đế của vật lý..., hơn nữa lại rất đơn giản, chẳng cần những tưởng tượng cao siêu, tù mù như vật chất tối, năng lượng tối, hình học phi Ơclít...! Tuy nhiên, do người Việt nam viết ra nên không được tin tưởng và phổ biến dù có là chân lý!


Logged
Lê Quý
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:20:23 am Ngày 27 Tháng Mười Một, 2021 »

- thực ra thí nghiệm tưởng tượng này cũng là một biến thể của nghịch lý anh em sinh đôi. Cần khuyến khích tạo ra những ý tưởng như vậy, để không còn chỗ cho những lập luận kiểu như "phải tính đến quá trình gia tốc" , "hai người phải gọi cho nhau để thông báo về đồng hồ của nhau chỉ bao nhiêu..." ... Những lập luận này thường là những thứ râu ria khi người ta ko hiểu nguyên nhân chính của nghịch lý anh em sinh đôi. Lẽ ra phải loại bỏ những yếu tố râu ria này đi để nó khỏi che lấp vấn đề thực sự của nghịch lý.
* nghịch lý anh em sinh đôi xuất hiện nói lên rằng lý thuyết tương đối tự mâu thuẫn với chính nó và nếu ko có cách lý giải hợp lý thì thuyết tương đối sẽ sai.(lưu ý ở đây tôi ko có ý định đánh đổ thuyết tương đối, tôi chỉ đang cố gắng hiểu nó thôi)
* nghịch lý anh em sinh đôi xuất hiện khi chúng ta thừa nhận thuyết tương đối hẹp đúng và dùng hệ quả của nó để tiên đoán điều xảy ra khi đứng từ hai hệ quy chiếu K và K'. theo đó nếu đứng tự hệ quy chiếu K (trong hình là ABC) ta dùng công thức thuyết tương đối thì ta tiên đoán được hiện tượng bóng đèn sáng, nếu thực tế đúng là đèn sáng thì thuyết tương đối đúng. Nhưng khi cũng dùng thuyết tương đối và đứng trên hệ quy chiếu K' (trong hình là hệ XYZ) thì hiện tượng tiên đoán lại không xảy ra. Như vậy một định luật mà áp dụng trong hệ quy chiều này thì đúng còn trong hệ quy chiếu kia thì ko đúng chứng tỏ nó sai.
- thí nghiệm giả định này giống nghịch lý anh em sinh đôi ở chỗ nó đều làm phát sinh nghịch lý do "tính tương đối của chuyển động) - nghịch lý xuất hiện do phá vỡ tính tương đương của hai hệ quy chiếu. Và thành công hơn(ít nhất là trước khi ta tìm ra chỗ sai của nó nếu có) vì nó bỏ qua được đồng hồ.


Logged
Lê Quý
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 4


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 01:01:35 pm Ngày 27 Tháng Mười Một, 2021 »

- trên tôi chưa xem kỹ nên có nhận định chưa đầy đủ. Sau đây là bài viết đầy đủ hơn. Các bạn cũng có thể tìm thấy quan điểm của tôi ở đây: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=4966770153356753&id=100000714518556
- thực ra thí nghiệm tưởng tượng này cũng là một biến thể của nghịch lý anh em sinh đôi. Cần khuyến khích tạo ra những ý tưởng như vậy, để không còn chỗ cho những lập luận kiểu như "phải tính đến quá trình gia tốc" , "hai người phải gọi cho nhau để thông báo về đồng hồ của nhau chỉ bao nhiêu..." , hoặc đơn giản là quá trình quay về. Những lập luận này thường là những thứ râu ria khi người ta ko hiểu nguyên nhân chính của nghịch lý anh em sinh đôi. Lẽ ra phải loại bỏ những yếu tố râu ria này đi để nó khỏi che lấp vấn đề thực sự của nghịch lý.
* nghịch lý anh em sinh đôi xuất hiện nói lên rằng lý thuyết tương đối tự mâu thuẫn với chính nó và nếu ko có cách lý giải hợp lý thì thuyết tương đối sẽ sai.(lưu ý ở đây tôi ko có ý định đánh đổ thuyết tương đối, tôi chỉ đang cố gắng hiểu nó thôi)
* nghịch lý anh em sinh đôi xuất hiện khi chúng ta thừa nhận thuyết tương đối hẹp đúng và dùng hệ quả của nó để tiên đoán điều xảy ra khi đứng từ hai hệ quy chiếu K và K'. theo đó nếu đứng tự hệ quy chiếu K (trong hình là ABC) ta dùng công thức thuyết tương đối thì ta tiên đoán được hiện tượng mạch điện khép kín và 2 bóng đèn sáng, .  cũng dùng thuyết tương đối và đứng trên hệ quy chiếu K' (trong hình là hệ XYZ) thì ta tiên đoán được mạch sẽ không bao giừo khép kín và hai bóng đèn sẽ không bao giừo sáng. Nếu thực nghiệm đúng như tiên đoán thì thuyết tương đối đúng, và không có nghịch lý. Ngược lại nếu ở cả hai hệ quy chiếu ta đều thấy đèn sáng thì thì có nghịch lý và thuyết tương đối sai. 
- giả sử thực nghiệm cho thấy ở hệ K' ko bao giờ ta thấy đèn sáng, nghĩa là thuyết tương đối đúng. Lúc đó ta thấy một điều rất lạ: hiện thực xảy ra hay ko lại tùy thuộc vào người quan sát. Về mặt hình thức nó rất giống với vật lý lượng tử, khi có hai hiện thực đèn sáng - đèn không sáng , rất giống mèo chết -mèo sống của Schrödinger. Như một dạng của vũ trụ song song. Cho nên giáo sư Cao Chi nói thuyết tương đối có nội hàm cơ học lượng tử ko phải ko có  lý.
- giả sử thực nghiệm cho thấy cả hai bóng đèn đều sáng thì sẽ có  nghịch lý. Vì lúc đó đứng trong hệ K'(XYZ) thay vì thấy ABC co lại thì chúng ta lại thấy nó nở ra. Như vậy một định luật vật lý áp dụng cho hai hệ quy chiếu quán tính lại cho ra hai kết quả khác trái ngược nhau, khi đó thuyết tương đối là sai.
- thí nghiệm giả định này giống nghịch lý anh em sinh đôi ở chỗ nó đều làm phát sinh nghịch lý do "tính tương đối của chuyển động) - nghịch lý xuất hiện do phá vỡ tính tương đương của hai hệ quy chiếu. Và thành công hơn(ít nhất là trước khi ta tìm ra chỗ sai của nó nếu có) vì nó bỏ qua được đồng hồ.
- chú thích: những lý giải của tôi ở đây có thể khác đôi chút với nhận thức và lập luận của tác giả của bài viết trong ảnh phía dưới. Nhưng cơ bản tôi thấy việc xây dựng những thí nghiệm tưởng tượng như vậy là hay.


Logged
Tags: thuyết tương đối mâu thuẫn 
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.