Hiện nay các bài toán về dao động cưỡng bức chỉ dừng ở việc xét độ lệch giữa f ngoại lực và Fo của hệ, Vậy nếu bài toán cho vật m, k đang dao động với biên độ A mà chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có phương trình f=Fo.cos([tex]\Omega[/tex].[tex]\pi[/tex]
t+[tex]\phi[/tex]) đến khi cơ hệ đạt trạng thái ổn định thì A`` của cơ hệ sẽ bằng bao nhiêu với Fo, [tex]\Omega[/tex], [tex]\phi[/tex] xác định thì phải làm như thế nào ạ? Xin các thầy chỉ cho em cách làm. Cụ thể m=100g, k= 100N/m, Fo=2, [tex]\Omega[/tex]=2[tex]\pi[/tex], [tex]\phi[/tex]=[tex]\pi[/tex]/3. Bài này em hoàn toàn không hiểu. Mong sớm nhận được sự giúp đỡ của mọi người.
Câu này chỉ gặp bên đề thi HSG, bên đề đại học thì chưa thấy ra, em có thể tham khảo cuốn sách thầy đính kèm hình bên dưới để biết cách chứng minh.
Còn kết quả (trong sách) thì là:
[tex]A' =\frac{F_{0}}{m\sqrt{\frac{(b\omega )^{2}}{m^{2}}+\left(\omega _{0}^{2}-\omega ^{2} \right)}}[/tex]
Pha ban đầu: [tex]tan\varphi = \frac{b.\omega }{\left(\omega _{0}^{2}-\omega ^{2} \right)}[/tex]
Trong công thức có tính đến sự tắt dần, và xem lực tắt dần tỉ lệ với vận tốc: F = -bv