📁 Chuyên mục: Bài tập tự luận, định tính, tóm tắt lí thuyết Vật lí 12
📅 Ngày tải lên: 23/09/2019
📥 Tên file: full-dAng-chuyen-de-bai-tap-vat-ly-12-DAp-An.thuvienvatly.com.c2ccd.50868.pdf (1.2 MB)
🔑 Chủ đề: CHUYEN DE BAI TAP VAT LY 12
* Mục đích: Khảo sát mối quan hệ giữa dòng điện chạy qua diode bán dẫn và điện áp giữa hai cực của nó.
* Dụng cụ:
Bộ dụng cụ được sử dụng để khảo sát đặc tính dẫn điện của diode bán dẫn được cho trong Hình 3.3, gồm:
- Nguồn điện không đổi (1).
- Diode bán dẫn Đ (2).
- Biến trở Rb (3), điện trở R0 (4).
- Ampe kế A (5), vôn kế V (6).
- Bộ dây nối (7) và khoá K (8).
* Tiến hành thí nghiệm:
a) Phân cực thuận
Bước 1: Đặt ampe kế ở thang đo mA.
Bước 2: Mắc mạch điện như Hình 3.4 để khảo sát mạch diode phân cực thuận.
Bước 3: Điều chỉnh biến trở Rb để số chỉ của vôn kế tăng dần từ 0, ghi lại số chỉ trên vôn kế và ampe kế vào vở sau mỗi lần điều chỉnh Rb theo mẫu Bảng 3.1.
b) Phân cực ngược
Bước 1: Đặt ampe kế ở thang đo mA.
Bước 2: Mắc mạch điện như Hình 3.5 để khảo sát mạch diode phân cực ngược.
Bước 3. Điều chỉnh biến trở Rb để số chỉ trên vôn kế tăng dần từ 0, ghi lại số chỉ trên vôn kế và ampe kế vào vở sau mỗi lần điều chỉnh Rb theo mẫu Bảng 3.2. (Khi mắc mạch có Đ phân cực ngược thì U < 0)
- Từ bảng số liệu vừa khảo sát, hãy vẽ đồ thị I theo U của diode (đường đặc trưng I - U của diode bán dẫn (Hình 3.6)).
- Từ đồ thị, nhận xét về chiều dòng điện chạy qua diode bán dẫn.
Một nhà máy thuỷ điện nhỏ có công suất truyền tải điện là 20 MW. Giả sử nhà máy sử dụng một máy tăng áp với điện áp hiệu dụng nơi phát là 100 kV. Bỏ qua hao phí điện năng trong máy biến áp. Biết đường dây tải điện có điện trở 10 Ω.
a) Tính cường độ dòng điện hiệu dụng trên đường dây tải điện.
b) Tính độ giảm điện áp trên đường dây tải điện.
c) Tính công suất hao phí trên đường dây và công suất tại nơi tiêu thụ.
d) Thay máy tăng áp trên bằng máy tăng áp có điện áp hiệu dụng đầu ra là 500 kV. Tính công suất hao phí trên đường dây.
Trong cuộc sống, bên cạnh các thiết bị điện sử dụng dòng điện xoay chiều như quạt điện, nồi cơm điện, bóng đèn, ... còn có các thiết bị điện sử dụng dòng điện một chiều như điện thoại, xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện (Hình 3.1a), ... Tuy nhiên, khi sạc pin cho điện thoại (Hình 3.1b) ta vẫn cắm điện thoại vào ổ điện xoay chiều thông qua bộ sạc pin. Làm thế nào có thể chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều?