Vụ Nổ Lớn là một lý thuyết khoa học về nguồn gốc của vũ trụ, cách đây khoảng 13,7 tỷ (13.7 × 109) năm.
📁 Chuyên mục: Các bài báo tiếng Việt
📅 Ngày tải lên: 03/08/2009
📥 Tên file: (79.50 Kb)
Trong thí nghiệm đo độ lớn cảm ứng từ bằng “cân dòng điện” với bố trí thí nghiệm được thể hiện như trong Hình 11.1 (dụng cụ thí nghiệm được liệt kê ở Bài 10 trong SGK), khung dây được sử dụng có kích thước là 100 mm × 80 mm như Hình 11.2. Nếu ta thay khung dây ban đầu thành một khung dây khác có kích thước là 100 mm × 20 mm nhưng vẫn giữ nguyên góc hợp bởi mặt phẳng khung dây và các đường sức từ cũng như cường độ dòng điện qua khung dây và nam châm điện thì nhận định nào sau đây về lực từ do từ trường tác dụng lên khung dây là đúng?
A. Không đổi chiều và độ lớn tăng 4 lần.
B. Không đổi chiều và độ lớn giảm 4 lần.
C. Đổi chiều và độ lớn giảm 4 lần.
D. Đổi chiều và độ lớn tăng 4 lần.
Trong thí nghiệm xác định độ lớn cảm ứng từ của nam châm điện chữ U bằng “cân dòng điện” (theo phương án thí nghiệm trong Bài 11 của SGK), xét trạng thái ổn định với đòn cân nằm ngang cân bằng khi có dòng điện chạy trong khung dây và nam châm điện, góc hợp bởi mặt phẳng khung dây và các đường sức từ là 90°. Nếu ta làm khung dây bị lệch một góc nào đó so với vị trí ban đầu thì khi đòn cân được điều chỉnh trở về lại trạng thái nằm ngang cân bằng, số chỉ của lực kế sẽ
A. vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu.
B. lớn hơn giá trị ban đầu.
C. nhỏ hơn giá trị ban đầu.
D. dao động xung quanh giá trị ban đầu.
Trong giờ thực hành đo độ lớn cảm ứng từ bằng “cân dòng điện” với bố trí thí nghiệm được thể hiện như trong Hình 11.1 (dụng cụ thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm lần lượt được trình bày ở Bài 10 và Bài 11 trong SGK), một bạn học sinh thu được bảng số liệu như bảng dưới đây.
q = 90°; L = 0,08 m; N = 200 vòng | |||||
Lần đo | I (A) | F1 (N) | F2 (N) | F = F2 – F1 (N) | (T) |
1 | 0,2 | 0,210 | 0,270 |
|
|
2 | 0,4 | 0,210 | 0,320 |
|
|
3 | 0,6 | 0,210 | 0,380 |
|
|
Trung bình |
|
|
|
|
Biết rằng giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của các ampe kế lần lượt là 2 A và 0,1 A. Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.
a) Giá trị độ lớn cảm ứng từ thu được ở các lần đo có sự khác nhau là do có sai số trong quá trình đo đạc, thu thập và xử lí số liệu.
b) Giá trị trung bình của độ lớn cảm ứng từ thu được trong thí nghiệm này là 0,015 T (làm tròn đến 3 chữ số thập phân sau dấu phẩy).
c) Trong quá trình điều chỉnh dòng điện, giá trị của cường độ dòng điện đọc được từ ampe kế có thể bằng 0,25 A.
d) Sai số trung bình của độ lớn cảm ứng từ xấp xỉ 0,0001 T (làm tròn đến 4 chữ số thập phân sau dấu phẩy).