Đường cảm ứng từ (Hồng Hạnh)

Hồng Hạnh

1,308 Lượt tải

Đường cảm ứng từ (Hồng Hạnh).
Để download tài liệu Đường cảm ứng từ (Hồng Hạnh) các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Bài giảng, giáo án điện tử chương Từ trường

📅 Ngày tải lên: 10/04/2009

📥 Tên file: 11_DUONG_CAM_UNG_TU_74-HongHanh.370.PPT (216 KB)

🔑 Chủ đề: duong cam ung tu bai giang hong hanh


Thử sức các bài tập này nhé:
Câu 1:

Trong mỗi nhận định sau về thí nghiệm đo độ lớn cảm ứng từ bằng “cân dòng điện” với bố trí thí nghiệm được thể hiện như trong Hình 11. (dụng cụ thí nghiệm được liệt kê ở Bài 10 trong SGK), em hãy chọn đúng hoặc sai.

Trong mỗi nhận định sau về thí nghiệm đo độ lớn cảm ứng từ bằng “cân dòng điện” với bố trí thí nghiệm được (ảnh 1)

a) Cơ sở lí thuyết của thí nghiệm này dựa trên tác dụng lực của từ trường đều lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua.

b) Trước khi bật công tắc cho dòng điện chạy qua khung dây dẫn và nam châm điện, cần phải điều chỉnh sao cho đòn cân nằm ngang rồi đọc giá trị của lực kế.

c) Khi đóng công tắc cho dòng điện chạy qua khung dây dẫn và nam châm điện, từ trường tạo ra bởi nam châm luôn tác dụng lực đẩy khung dây đi lên.

d) Trong thí nghiệm, từ trường tạo bởi nam châm điện không tác dụng lực từ lên các cạnh bên của khung dây.

e) Từ trường trong vùng không gian giữa hai nhánh của nam châm điện trong thí nghiệm được xem gần đúng là từ trường đều. Chiều và độ lớn của vectơ cảm ứng từ trong vùng từ trường này không phụ thuộc vào chiều và cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm.

f) Có thể lấy giá trị của lực kế khi đòn cân chưa nằm ngang ổn định.

g) Công dụng của các núm xoay (1) và (2) là điều chỉnh giá trị cường độ dòng điện chạy qua khung dây và cuộn dây của nam châm điện.

h) Có thể thay đổi chiều của lực từ tác dụng lên khung dây bằng việc sử dụng công tắc (5) hoặc (6).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Trong thí nghiệm đo độ lớn cảm ứng từ bằng “cân dòng điện” với bố trí thí nghiệm được thể hiện như trong Hình 11.1 (dụng cụ thí nghiệm được liệt kê ở Bài 10 trong SGK), khung dây được sử dụng có kích thước là 100 mm × 80 mm như Hình 11.2. Nếu ta thay khung dây ban đầu thành một khung dây khác có kích thước là 100 mm × 20 mm nhưng vẫn giữ nguyên góc hợp bởi mặt phẳng khung dây và các đường sức từ cũng như cường độ dòng điện qua khung dây và nam châm điện thì nhận định nào sau đây về lực từ do từ trường tác dụng lên khung dây là đúng?

Trong thí nghiệm đo độ lớn cảm ứng từ bằng “cân dòng điện” với bố trí thí nghiệm được thể hiện như trong (ảnh 1)

A. Không đổi chiều và độ lớn tăng 4 lần.          

B. Không đổi chiều và độ lớn giảm 4 lần.

C. Đổi chiều và độ lớn giảm 4 lần.                   

D. Đổi chiều và độ lớn tăng 4 lần.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Trong thí nghiệm xác định độ lớn cảm ứng từ của nam châm điện chữ U bằng “cân dòng điện” (theo phương án thí nghiệm trong Bài 11 của SGK), xét trạng thái ổn định với đòn cân nằm ngang cân bằng khi có dòng điện chạy trong khung dây và nam châm điện, góc hợp bởi mặt phẳng khung dây và các đường sức từ là 90°. Nếu ta làm khung dây bị lệch một góc nào đó so với vị trí ban đầu thì khi đòn cân được điều chỉnh trở về lại trạng thái nằm ngang cân bằng, số chỉ của lực kế sẽ

A. vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu.

B. lớn hơn giá trị ban đầu.

C. nhỏ hơn giá trị ban đầu.

D. dao động xung quanh giá trị ban đầu.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO duong cam ung tu bai giang hong hanh

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Bài giảng, giáo án điện tử chương Từ trường

BÀI VIẾT NỔI BẬT