Một ống nghiệm thủy tinh tiết diện S đều, một đầu kín, một đầu hở, chứa một cột thủy ngân dài h = 16cm. Khi ống để thẳng đứng, đầu hở ở phía trên, chiều dài của cột không khí là l1 = 15cm. Áp suất khí quyển bằng p0 = 76cmHg. Khi đặt ống nghiệm thẳng đứng, đầu hở ở phía dưới, thì cột không khí trong ống có chiều dài l2 bằng

Câu hỏi

Dương Phan Vĩ hỏi: Cho mình hỏi một câu khó Nhiệt học

Một ống nghiệm thủy tinh tiết diện S đều, một đầu kín, một đầu hở, chứa một cột thủy ngân dài h = 16cm. Khi ống để thẳng đứng, đầu hở ở phía trên, chiều dài của cột không khí là l1 = 15cm. Áp suất khí quyển bằng p0 = 76cmHg. Khi đặt ống nghiệm thẳng đứng, đầu hở ở phía dưới, thì cột không khí trong ống có chiều dài l2 bằng

(A) 20 cm

(B) 23 cm

(C) 30 cm

(D) 32 cm

Đánh giá của giáo viên: Câu này khó, cố gắng nha.

Các câu trả lời

Đinh Nhật Phi viết:

Chọn C, 30 cm

Dương Phan Kỳ trả lời: ặc ặc, sai!!


Nguyễn Anh Tấn viết:

Chọn D, 32 cm

Dương Phan Kỳ trả lời: ặc ặc, sai!!


Dương Phan Kỳ viết:

Chọn B, 23 cm

Lê Khánh Hiệp trả lời: Đồng ý với bạn

Khi đầu hở ở trên, thể tích và áp suất của khối không khí trong ống lần lượt là $$ V_1 = Sl_1; p_1 = p_0 + \rho gh $$, với $$ \rho $$ là khối lượng riêng của thủy ngân. Khi đầu hở ở dưới, thể tích và áp suất của khối không khí trong ống lần lượt là $$ V_2 = Sl_2; p_2 = p_0 - \rho gh $$ Từ $$ p_1 V_1 = p_2 V_2 $$ ta có $$ Sl_1 (p_0 + \rho gh) = Sl_2 (p_0 - \rho gh) \Rightarrow l_2 = \frac{ p_0 + \rho gh}{ p_0 - \rho gh} l_1 $$ Áp suất khí quyển p0 = 76cmHg chính là trọng lượng của cột thủy ngân cao 76cm, tức là $$ p_0 = (76 cm) \rho g $$, ta có: $$ l_2 = \frac{(76cm) \rho g + \rho gh}{(76cm) \rho g - \rho gh} l_1 = \frac{76 + h}{76 – h} l_1 = \frac{76 + 16}{76 – 16} .15 = 23 cm $$

Dương Phan Vĩ trả lời: Cảm ơn bạn.


Hồ Liêm Giang viết:

Chọn A, 20 cm

Dương Phan Kỳ trả lời: ặc ặc, sai!!


Đỗ Hậu Giang viết:

Chọn B: 23 cm

Câu trước | Câu kế tiếp

Làm thêm Nhiệt học