Bảng dưới đây là số liệu của một thí nghiệm về độ giãn lò xo:. . a) Độ dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?. . b) Hoàn thành bảng số liệu.. . c) Vẽ đồ thị độ

Để download Câu trắc nghiệm này dạng file WORDS (.doc) các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

Câu hỏi

🗣️ Phạm Thị Lộc hỏi: Cho mình hỏi một câu Đánh giá năng lực trong sách bài tập Sách Cánh Diều

Bảng dưới đây là số liệu của một thí nghiệm về độ giãn lò xo:

Trọng lượng (N)

0

1

2

3

4

5

6

Chiều dài (mm)

100

110

120

130

140

158

172

Độ giãn (mm)

?

?

?

?

?

?

?

a) Độ dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?

b) Hoàn thành bảng số liệu.

c) Vẽ đồ thị độ biểu diễn mối quan hệ của trọng lượng của vật và độ giãn của lò xo.

d) Đánh dấu điểm giới hạn đàn hồi trên đồ thị.

e) Vùng nào trên đồ thị là vùng mà độ giãn tỉ lệ với trọng lượng?

f) Trọng lượng là bao nhiêu để độ giãn lò xo là 15 mm?

g) Trọng lượng là bao nhiêu để lò xo khi giãn ra có độ dài 125 mm?

👩 Đánh giá của giáo viên: Câu này dễ, mức độ biết.

🔑 Chủ đề: bai tap su bien dang co dap an.

Câu trả lời hay nhất

🕵 Bạn Lê Diệp Thành trả lời:

a) Độ dài tự nhiên của lò xo là chiều dài khi chưa treo vật (ứng với trọng lượng bằng 0)

Khi đó: lo=100mm

b) Hoàn thành bảng số liệu.

Độ giãn: Δl=llo

Trọng lượng (N)

0

1

2

3

4

5

6

Chiều dài (mm)

100

110

120

130

140

158

172

Độ giãn (mm)

0

10

20

30

40

58

72

c) Đồ thị độ biểu diễn mối quan hệ của trọng lượng của vật và độ giãn của lò xo.

Bảng dưới đây là số liệu của một thí nghiệm về độ giãn lò xo: (ảnh 1)

d) Đánh dấu điểm giới hạn đàn hồi trên đồ thị.

Ta thấy trọng lượng và độ giãn của lò xo tỉ lệ thuận với nhau đến khi trọng lượng của vật bằng 4 N. Khi trọng lượng của vật bằng 5 N thì độ giãn không tỉ lệ thuận với trọng lượng nữa. Vậy điểm giới hạn đàn hồi là điểm có tọa độ (40; 4).

e) Vùng trên đồ thị là vùng mà độ giãn tỉ lệ với trọng lượng là vùng được tô màu đỏ.

Bảng dưới đây là số liệu của một thí nghiệm về độ giãn lò xo: (ảnh 2)

f) Xét trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Chỉ cần xét một trường hợp là có thể tính được độ cứng của lò xo.

Khi đó: k=FΔl=P1Δl1=10,01=100N/m

Khi độ giãn lò xo là 15 mm thì lực đàn hồi có độ lớn là: F'=k.Δl'=100.0,015=1,5N

Khi lò xo nằm cân bằng tại độ giãn 15 mm ta có trọng lượng vật bằng độ lớn lực đàn hồi

P” = F’ = 1,5N

g) Khi lò xo có độ dài 125 mm thì độ giãn của lò xo là: Δl2=125100=25mm

Khi lò xo ở trạng thái cân bằng, trọng lượng của lò xo khi đó bằng với lực đàn hồi của lò xo: P'2=F'2=k.Δl'2=100.0,025=2,5N


Câu trước | Câu kế tiếp

Gửi bạn các file hữu ích đi kèm câu hỏi:

Làm thêm Đánh giá năng lực