🗣️ Phạm Anh Dũng hỏi: Cho mình hỏi một câu Vật lý Lớp 11 trong sách bài tập Sách Kết Nối Tri Thức
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng \({\rm{m}} = 0,2{\rm{\;kg}}\), lò xo nhẹ có độ cứng \({\rm{k}} = 20{\rm{\;N}}/{\rm{m}}\) dao động trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là \(\mu = 0,01\). Từ vị trí lò xo không bị biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu có độ lớn \({v_0} = 1{\rm{\;m}}/{\rm{s}}\) dọc theo trục lò xo (lấy \({\rm{g}} = 10{\rm{\;m}}/{{\rm{s}}^2}\)). Tính độ lớn lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động.
👩 Đánh giá của giáo viên: Câu này dễ, mức độ biết.
🔑 Chủ đề: giai sbt vat ly 11 kntt dao dong tat dan, dao dong cuong buc, hien tuong cong huong co dap an.
🕵 Bạn Lê Thị Trí trả lời:
Độ lớn của lực đàn hồi sẽ đạt cực đại khi vật ra tới vị trí biên lần đầu tiên sau khi được truyền vận tốc \({v_0}\) (vì biên độ ở các lần sau sẽ không bằng được ở lần này). Công của lực ma sát trên đoạn biên độ A đầu tiên đó bằng độ giảm cơ năng khi vật đi từ vị trí ban đầu tới vị trí biên: \( - \mu {\rm{mgA}} = \frac{{k{A^2}}}{2} - \frac{{mv_0^2}}{2}\) Thay số: \( - 0,01 \cdot 0,2 \cdot 10A = \frac{{20{A^2}}}{2} - \frac{{0,2 \cdot {1^2}}}{2} \Rightarrow 10{A^2} + 0,02A - 0,1 = 0\) \( \Rightarrow A = 0,099m \Rightarrow {F_{{\rm{dhmax\;}}}} = kA = 20.0,099 = 1,98{\rm{\;N}}\) .
Gửi bạn các file hữu ích đi kèm câu hỏi: