🗣️ Ngô Thị Đăng hỏi: Cho mình hỏi một câu Đánh giá năng lực trong sách bài tập Sách Kết Nối Tri Thức
Thực hiện các thí nghiệm sau để tìm hiểu về sự truyền chuyển động trong tương tác giữa các vật.
Chuẩn bị:
- Ba viên bi A, B, C (chọn bi B nặng hơn A và C).
- Máng trượt (có thể dùng ống nhựa cắt dọc).
- Một vài vật (hộp giấy, quyển sách) để tạo độ dốc của máng trượt.
- Đặt viên bi C ngay dưới chân máng trượt như Hình 28.1.
Tiến hành:
- Thí nghiệm 1: Lần lượt thả hai viên bi: A, B (bi B nặng hơn bi A) chuyển động trên máng trượt. Quan sát và đo quãng đường dịch chuyển của viên bi C sau va chạm ứng với mỗi lần thả.
- Thí nghiệm 2: Bây giờ chỉ thả viên bi A lăn xuống máng trượt nhưng tăng độ dốc của máng trượt. Quan sát và đo quãng đường dịch chuyển của viên bi C sau va chạm ứng với mỗi lần thả.
Thảo luận:
- Trong thí nghiệm 1, vận tốc của hai viên bi A và B khi đến chân dốc có giống nhau không? Viên bi nào đẩy viên bi C lăn xa hơn? Tại sao?
- Trong thí nghiệm 2, ứng với độ dốc nào thì viên bi A có vận tốc lớn hơn khi va chạm với bi C? Ở trường hợp nào, viên bi C lăn xa hơn? Tại sao?
👩 Đánh giá của giáo viên: Câu này dễ, mức độ biết.
🔑 Chủ đề: bai tap bai 28, dong luong co dap an.
🕵 Bạn Phạm Trí Lộc trả lời:
Thảo luận: - Trong thí nghiệm 1, vận tốc của hai viên bi A và B khi đến chân dốc không giống nhau. Viên bi B đẩy viên bi C lăn xa hơn. Vì viên bi B có khối lượng lớn hơn nên có động năng lớn hơn truyền năng lượng cho viên bi C nhiều hơn làm viên bi C lăn xa hơn. - Trong thí nghiệm 2, khi ta tăng độ dốc của máng trượt thì viên bi A có vận tốc lớn hơn khi va chạm với viên bi C , làm cho viên bi C lăn xa hơn. Vì khi viên bi A ở độ dốc lớn hơn sẽ có năng lượng (thế năng hấp dẫn) lớn hơn. Khi chuyển động xuống chân dốc, thế năng hấp dẫn này chuyển hóa thành động năng truyền cho viên bi C làm cho nó lăn xa hơn.
Gửi bạn các file hữu ích đi kèm câu hỏi: