Hiệp Khách Quậy Sau 8 năm nghiên cứu hành tinh thứ hai trong Hệ Mặt trời của chúng ta, phi thuyền vũ trụ Venus Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang tăng tốc chương trình khoa học của nó nhằm chuẩn bị cho chuyến lao qua khí quyển Kim tinh vào hôm nào đó trong vòng hai tháng tới. ESA cho biết thời gian phục vụ... Xin mời đọc tiếp.
Sau 8 năm nghiên cứu hành tinh thứ hai trong Hệ Mặt trời của chúng ta, phi thuyền vũ trụ Venus Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang tăng tốc chương trình khoa học của nó nhằm chuẩn bị cho chuyến lao qua khí quyển Kim tinh vào hôm nào đó trong vòng hai tháng tới. ESA cho biết thời gian phục vụ của phi thuyền không người lái này sắp hết và do bộ đẩy của nó đang chậm dần, nên ESA sẽ đưa phi thuyền bay rất gần khí quyển Kim tinh bằng cách xuyên thẳng qua.
Ảnh minh họa phi thuyền Venus Express đang phanh không khí
Venus Express mang theo 7 thiết bị khoa học dành cho nghiên cứu tầng điện li, khí quyển và mặt đất Kim tinh. Nó được phóng lên hôm 9 tháng 11, 2005 từ Sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan trên một tên lửa Soyuz-Fregat và đi đến Kim tinh hôm 11 tháng 4 năm sau đó. Nó được đưa vào một quỹ đạo cực elip 24 giờ, bay cách cực nam Kim tinh 66.000 km và cách cực bắc 250 km.
Trong quãng thời gian hoạt động của nó, Venus Express đã cung cấp những cái nhìn mới vào bản chất của khí quyển Kim tinh, chuyển động quay của hành tinh, từ trường của hành tinh, và khả năng có hoạt động núi lửa trên cái nhiều nhà khoa học nghĩ ra là một hành tinh đã chết về mặt địa chất. Hiện nay thì bộ đẩy cần thiết để duy trì quỹ đạo sớt ngoài khí quyển của Venus Express đang yếu dần, nên ESA quyết định cho phi thuyền tiến sâu vào khí quyển hành tinh, đến cự li mà trước đây phi thuyền chưa từng lướt tới.
Ảnh minh họa một trận bão sét trên Kim tinh
“Chúng tôi đã từng triển khai các chiến dịch ‘phanh không khí’ ngắn trước đây, trong đó chúng tôi cho phi thuyền sớt qua những lớp mỏng khí quyển phía trên cao ở cự li khoảng 165 km, nhưng chúng tôi muốn tiến sâu hơn nữa, có lẽ đến cự li 130 km, hoặc có thể thấp hơn,” phát biểu của Patrick Martin, người điều hành sứ mệnh Venus Express. “Chỉ bằng cách tiến hành những hoạt động liều lĩnh như thế này chúng ta mới có thể thu được những cái nhìn mới, không những về những vùng thông thường không thể tiếp cận của khí quyển Kim tinh, mà cả cách thức phi thuyền vũ trụ và các bộ phận của nó phản ứng với một môi trường khắc nghiệt như thế.”
Mục đích của chuyến thám hiểm là thu thêm kinh nghiệm về kĩ thuật phanh không khí có thể dùng cho các sứ mệnh sau này. ESA xem phanh không khí là một cách làm chậm phi thuyền đang lao tới mà không cần những tên lửa hãm hoặc bộ đẩy nặng nề và tốn kém.
Ảnh minh họa hoạt động địa chất (nếu có) trên Kim tinh
Theo ESA, thí nghiệm phanh không khí sẽ diễn ra vào đâu đó từ ngày 18 tháng 6 đến ngày 11 tháng 7, trong đó các thiết bị của phi thuyền sẽ tiếp tục ghi nhận các chỉ số của khí quyển và môi trường xung quanh. ESA không chắc chắn liệu Venus Express có trụ được hay không, nhưng nếu nó trụ được, thì môi trường xung quanh nó sẽ được ghi lại trước khi người ta quyết định có nên kéo dài sứ mệnh thêm vài ba tháng nữa hay không. Dẫu sao, số phận cuối cùng dành cho Venus Express vẫn là lao vào khí quyển Kim tinh và bốc cháy.
Nguồn: ESA