Hiệp Khách Quậy Xin mời đọc tiếp.
Tại sao nói sự phát hiện sóng hấp dẫn nguyên thủy từ thuở sai khinh vũ trụ là một kết quả vĩ đại. Để có cái nhìn toàn cảnh một chút, chúng ta hãy quay lại thời điểm khởi nguyên sinh ra sóng này.
380 nghìn năm sau Big bang: Bắt đầu thời kỳ này, các nguyên tử được tạo thành. Vũ trụ trở nên trong suốt đối với các photon và bức xạ. Ánh sáng từ các khí nóng lan truyền tự do trong vũ trụ. Kết quả là hình thành nên bức xạ phông nền vũ trụ (CMB, Cosmic Microwave Background) mà chúng ta quan sát được cho đến ngày nay.
Nhiệt độ thời kì này là cỡ 3000 Kelvin.
10 nghìn năm sau Big bang: Trong thời kì này, năng lượng tồn tại dưới dạng bức xạ bắt đầu chuyển hóa thành các dạng vật chất.
Nhiệt độ kì này cỡ 12.000 Kelvin
1000 giây sau Big Bang: Thời kì này vũ trụ chứa các proton, electron và neutron đơn độc. Tuy nhiên, neutron không bền vững và bị phân rã thành một proton, một electron and một phản neutrino. Các proton và electron thì tạo thành nguyên tử hydro.
Nhiệt độ kì này cỡ 500 triệu Kelvin
180 giây sau Bigbang: Môt số neutron kết hợp với proton, hình thành nên hạt nhân Deuterium (đồng vị của hidro), Helium, và một số nguyên tố khác.
Nhiệt độ kì này cỡ 1 tỉ Kelvin.
10 giây sau Big Bang: Với nhiệt độ đủ cao, photon tồn tại dưới dạng các tia gamma va chạm nhau, hình thành nên các electron và positron (phản hạt của electron). Sau đó, khi nhiệt độ vũ trụ thấp xuống một chút, hấu hết các electron và positron sẽ kết cặp, hủy nhau sinh ra photon ánh sáng, chỉ để lại một dư lượng nhỏ electron.
Nhiệt độ kì này cỡ 5 tỉ Kelvin.