Hiệp Khách Quậy Googol là một thuật ngữ toán học mô tả một lượng khổng lồ. Nó không phải là một phát âm không chuẩn của tên gọi của hãng tìm kiếm khổng lồ, Google. Googol là một lượng qua mặt cả số nguyên tử hydrogen có trong vũ trụ quan sát được, nó là một con số ra đời từ giữa thế kỉ 20 và vẫn được các nhà toán học... Xin mời đọc tiếp.
Googol là một thuật ngữ toán học mô tả một lượng khổng lồ. Nó không phải là một phát âm không chuẩn của tên gọi của hãng tìm kiếm khổng lồ, Google. Googol là một lượng qua mặt cả số nguyên tử hydrogen có trong vũ trụ quan sát được, nó là một con số ra đời từ giữa thế kỉ 20 và vẫn được các nhà toán học ngày nay sử dụng.
Tên gọi ngớ ngẩn cho một con số ngớ ngẩn
Googol là kí hiệu cho 10 lũy thừa 100 (10100), hay số 1 và sau đó là 100 số 0. Được phát minh bởi Edward Kasner, nhà toán học người Mĩ đã sử dụng rộng rãi con số mới đó trong quyển sách hồi năm 1940 của ông, “Toán học và Trí tưởng tượng”. Kasner muốn lấy con số đó làm một ví dụ cho sinh viên thấy một con số có thể hết sức lớn như thế nào, nó có thể khiến trí não họ khó hình dung.
Kasner đã nghĩ ra thuật ngữ đó vào năm 1920 khi ông hỏi đứa cháu 9 tuổi Milton Sirotta rằng cậu nhóc sẽ gọi con số khổng lồ đó là gì. Milton đáp rằng một con số ngớ ngẩn như vậy cần một cái tên ngớ ngẩn không kém, từ đó mà “googol” được đặt tên.
Googolplex
Sau khi đặt ra googol, Milton đề xuất thêm một tên nữa "googolplex”, mô tả nó là “số 1, sau đó viết thêm bao nhiêu số 0 tùy ý, viết cho đến mệt thì nghỉ”. Thay vì đồng ý với sáng kiến của nhà toán học nhí, Kasner định nghĩa một goolgolplex là số 10 theo sau đó là googol số 0. Để định lượng một googolplex, nhà thiên văn và thiên văn vật lí Carl Sagan đã nêu ví dụ lấp đầy toàn bộ không gian vũ trụ quan sát được bằng những hạt bụi mịn kích cỡ chừng 1,5 micro mét. Khi đó, tổng số những kết hợp khác nhau trong đó những hạt này có thể được sắp xếp sẽ bằng xấp xỉ một googolplex.
Những con số khủng
Vào thời đại của nó, googol là con số lớn nhất được biết. Kể từ khi phát minh ra siêu máy tính, những con số lớn hơn có thể được tính toán dễ dàng, ví dụ như số Graham hay số Skewes. Ví dụ, một centillion, số 1 và 303 số 0, là một trong nhiều con số lớn. Trong khi việc sáng tạo và đặt tên cho những con số lớn nhất như thế giúp những người không chuyên toán dễ hiểu, nhưng việc phát minh ra chúng đòi hỏi một mục đích nào đó chứ không phải tùy tiện.
Cả goolgol lẫn googolplex đều thật sự chẳng có ý nghĩa toán học gì ngoài việc là những mốc tham chiếu để hình dung ra những con số lớn. Ví dụ, những con số như thế được sử dụng để nói về những thứ như số hạt vật chất trong vũ trụ, tổng số nước cờ có thể chơi. Nói cách khác, những con số lớn ngang ngửa hay lớn hơn googol và googolplex được dùng để định lượng những thứ tiềm năng chứ không phải cái có thật. Trong toán học, công dụng của chúng có khả năng hơn trong cuộc sống hằng ngày, và dùng để định lượng những lượng dữ liệu cực khủng.
Googol và Google
Larry Page và Sergey Brin, hai trong những người sáng lập hãng Google, vốn yêu thích toán học và quyết định đặt tên cho công ti của họ theo tên con số khổng lồ. Khi đội Google tìm kiếm những tên miền dùng được, một sinh viên Stanford ngồi tại máy tính đã tình cờ gõ nhầm googol là “google” và cái tên gắn liền từ đó. Trong khi Google là một phát âm sai của googol, hãng tìm kiếm này hoạt động dựa trên những nguyên lí toán học giống như vậy, thậm chí họ còn đặt tên cho tổng hành dinh Google ở Mountain View là Googleplex.
Nguồn: LiveScience