Hiệp Khách Quậy Các nhà khoa học nghi ngờ rằng neutrino đóng một vai trò quan trọng trong sự tiến hóa của vũ trụ, khối lượng của nó nhiều như sao và hành tinh. Thí nghiệm Nova sẽ nghiên cứu các đặc tính kỳ lạ của neutrino, đặc biệt là quá trình chuyển đổi khó nắm bắt của muon neutrino vào electron neutrino. Xin mời đọc tiếp.
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng neutrino có một vai trò quan trọng trong sự tiến hóa của vũ trụ, khối lượng của nó nhiều như sao và hành tinh. Thí nghiệm NOvA sẽ nghiên cứu các đặc tính kỳ lạ của neutrino, đặc biệt là quá trình chuyển đổi khó nắm bắt của muon neutrino vào electron neutrino.
Thử nghiệm sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2013 và tiến trình xây dựng sẽ được hoàn thành vào tháng Giêng năm 2014. Lần chạy đầu tiên sẽ kéo dài sáu năm.
Hình 1. Detector NOvA được đặt ở sông Ash bang Minnesota sẽ ghi nhận chùm tia neutrino phát ra từ Fermi Lab bang Chicago cách đó 500 dặm. Ảnh: Fermilab.
Hình 2. Các nhà khoa học và kỹ sư tại Phòng thí nghiệm gia tốc quốc gia Fermi phát triển các máy với chi phí 750.000 bảng Anh và sẽ đặt các khối của máy dò NOvA tại chỗ. Ảnh: Fermilab.
Hình 3. Kỹ thuật ghép các module cho các máy dò NOvA bằng cách sử dụng một máy tính được phát triển tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne. Ảnh: William Miller.
Hình 4. Thiết bị điện tử tạo nên một phần của hệ thống thu thập dữ liệu được lắp đặt phía trên và mạn bên của detector. Thí nghiệm NOvA là sự hợp tác của 169 nhà khoa học từ 19 trường đại học và phòng thí nghiệm ở Mỹ và thêm 15 tổ chức trên khắp thế giới. Các nhà khoa học được tài trợ bởi Bộ Năng lượng Mỹ, Quỹ Khoa học Quốc gia và các cơ quan tài trợ tại Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Ấn Độ, Nga và Vương quốc Anh. Ảnh: Fermilab.
Hình 5. Khi hoàn thành, các máy dò NOvA sẽ bao gồm 28 khối dò, mỗi khối có chiều cao khoảng 50 feet, rộng 50 feet và sâu 6 feet. Ảnh: Fermilab.
Hình 6. Các máy dò NOvA, hiện đang được xây dựng trong lòng sông Ash, bang Minnesota, cao khoảng 50 feet và rộng 50 feet. Các detector hoàn thành sẽ nặng 14.000 tấn. Ảnh: Fermilab.
Hình 7. Hình ảnh 3D về một tia vũ trụ muon tạo ra năng lượng lớn khi nó đi qua các detector NOvA trong cơ sở Minnesota. Ảnh: từ cộng sự của NOvA
Bin Hô (Tổng hợp từ Fermilab)