Từ laser cổ điển đến laser lượng tử

Hiệp Khách Quậy Đội nghiên cứu của Rainer Blatt và Piet Schmidt ở trường đại học Innsbruck vừa hiện thực hóa thành công một laser đơn nguyên tử, biểu hiện những tính chất của một laser cổ điển cũng như những tính chất cơ lượng tử của tương tác nguyên tử-photon. Các nhà khoa học đã công bố kết quả của họ trên tạp chí... Xin mời đọc tiếp.

Đội nghiên cứu của Rainer Blatt và Piet Schmidt ở trường đại học Innsbruck vừa hiện thực hóa thành công một laser đơn nguyên tử, biểu hiện những tính chất của một laser cổ điển cũng như những tính chất cơ lượng tử của tương tác nguyên tử-photon. Các nhà khoa học đã công bố kết quả của họ trên tạp chí Nature Physics.

alt
Một hộp cộng hưởng quang tinh vi gồm hai cái gương, chúng bắt lấy và tích góp các photon do ion phát ra vào trong một mode. Ion trên được kích thích theo chu kì bởi một laser ngoài và tại mỗi chu kì, một photon được thêm vào mode cộng hưởng, kết quả là ánh sáng được khuếch đại lên. Ảnh: Schmidt.

Laser đầu tiên đã được phát triển cách nay 50 năm. Ngày nay, chúng ta không thể tưởng tượng nổi cuộc sống nếu không sự sản sinh nhân tạo ra các sóng ánh sáng – laser đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nhiều ứng dụng sử dụng trong lĩnh vực truyền thông, gia dụng, y khoa, và trong nghiên cứu.

Một laser thường gồm một môi trường hoạt tính, được bơm bằng điện hoặc bơm quang học, bên trong một hộp cộng hưởng quang có tính phản xạ cao. Ánh sáng ở trong hộp phản xạ tới lui ở dạng các mode nhờ đó nó được khuếch đại liên tục. Một trong những đặc điểm nổi bật của một laser cổ điển là sự tăng đột biến công suất phát khi đạt tới một ngưỡng bơm nhất định. Tại điểm này thì độ lợi (sự khuếch đại bởi môi trường) cân bằng với độ thất thoát ánh sáng chạy trong hộp. Hiện tượng này gây ra bởi sự khuếch đại của tương tác giữa ánh sáng và các nguyên tử: Càng có nhiều photon có mặt trong một mode, thì sự khuếch đại ánh sáng trong mode đó càng mạnh. Sự khuếch đại cảm ứng này thường thấy ở những laser vĩ mô gồm nhiều nguyên tử và photon.

Các nhà nghiên cứu Innsbruck vừa chứng minh được rằng có thể đạt tới một ngưỡng laser ở viên gạch cấu trúc khả dĩ nhỏ nhất của một laser: một đơn nguyên tử, tương tác với một mode đơn trong hộp cộng hưởng quang. Một ion calcium đơn lẻ được giam giữ trong một cái bẫy ion và được kích thích bằng laser ngoài. Một hộp cộng hưởng quang hết sức khéo léo gồm hai cái gương, chúng bắt lấy và tích góp các photon phát ra bởi ion trên vào trong một mode. Ion trên được kích thích theo chu kì bởi một laser ngoài và tại mỗi chu kì, một photon được thêm vào mode cộng hưởng, kết quả là ánh sáng được khuếch đại lên.

Đối với sự ghép cặp mạnh giữa nguyên tử và hộp quang, chế độ của nguyên tử và hộp quang thể hiện hành trạng cơ lượng tử: Chỉ những photon độc thân mới có thể đưa vào trong hộp quang. “Hệ quả là sự phát xạ cảm ứng và giá trị ngưỡng không có mặt”, François Dubin, một nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ người Pháp và tác giả thứ nhất của bài báo trên. Một “laser lượng tử” đã được chứng minh trong một chế độ tương tự cách đây vài năm trước. Cái mới trong thí nghiệm của các nhà nghiên cứu Innsbruck là khả năng điều chỉnh sự ghép cặp của nguyên tử với mode hộp quang. Bằng cách chọn thông số thích hợp của laser điều khiển, các nhà vật lí có thể thu được sự kích thích mạnh hơn, và hệ quả là thêm được nhiều photon vào trong hộp quang. Mặc dù vẫn chưa có tới một photon ở trong hộp, nhưng các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy sự phát xạ cảm ứng ở dạng một giá trị ngưỡng. “Một đơn nguyên tử là một bộ khuếch đại rất yếu. Hệ quả là giá trị ngưỡng kém nổi bật hơn nhiều so với ở những laser cổ điển”, Piet Schmidt giải thích.

Một kích thích còn mạnh hơn nữa không mang lại một công suất phát cao hơn, đó là trường hợp ở một laser thông thường, và cả ở sự dập tắt công suất phát do sự giao thoa cơ lượng tử. Điều này góp phần tạo nên một giới hạn trong của những mini laser đơn nguyên tử. Do đó, các nhà nghiên cứu ở trường đại học Innsbruck muốn nghiên cứu thêm sự chuyển tiếp giữa những laser lượng tử và laser cổ điển thông qua việc thêm có kiểm soát ngày càng nhiều ion tương tác với trường ánh sáng.

Theo PhysOrg.com


Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm