Alhazen (965-1040)

Hiệp Khách Quậy Sinh ở Iraq, với tên gọi là Abu Ali Hasan Ibn al-Haitham, nhà vật lí lỗi lạc người Arab này thường được biết đến với phiên bản Latin hóa của tên gọi của ông, Alhazen. Xin mời đọc tiếp.

Sinh ở Iraq, với tên gọi là Abu Ali Hasan Ibn al-Haitham, nhà vật lí lỗi lạc người Arab này thường được biết đến với phiên bản Latin hóa của tên gọi của ông, Alhazen. Mặc dù sau này ông trở thành một học giả lớn chuyên về toán học và quang học, nhưng học vấn ban đầu của Alhazen nghiêng về tôn giáo và chuẩn bị nền tảng để làm giáo sĩ. Tuy nhiên, rõ ràng là không may cho sự theo đổi tôn giáo của ông, sau này Alhazen quyết định dành cuộc đời mình cho nghiên cứu khoa học và trở nên đặc biệt hứng thú với Aristotle.

Nhiều chi tiết của cuộc đời Alhazen đã bị thất thoát theo thời gian và những câu chuyện còn lại thường mâu thuẫn nhau, tùy thuộc vào nhà viết sử nào đề cập tới chúng. Tuy nhiên, đa số tài liệu cho rằng Alhazen đã từng đến Ai Cập trong cuộc đời mình với kế hoạch điều khiển nước của dòng sông Nile. Được al-Hakim, người sau này trở thành Vua Mad, mời làm việc, Alhazen đã nhận ra tính bất khả thi của kì công đó. Mặc dù không thành công, nhưng al-Hakim đã tặng ông một địa vị xứng đáng. Khi hành vi của al-Hakim trở nên ngày một thất thường, Alhazen phải giả điên để có thể tồn tại. Bởi vậy, phần lớn thời gian ông bị giữ tại nhà của mình cho đến khi al-Hakim qua đời vào năm 1201. Tình trạng đó đã cho ông có rất nhiều thời gian rỗi để ông có thể tiến hành các thí nghiệm và viết lách, nhưng ông còn bận rộn với việc chép lại các bản thảo để tự bảo vệ mình.

Những nỗ lực của Alhazen đã mang lại hơn 100 tác phẩm, nổi tiếng nhất trong số đó là Kitab-al-Manadhirn, tác phẩm đã được dịch sang tiếng Latin vào thời Trung cổ. Bản dịch của quyển sách quang học ấy có ảnh hưởng to lớn đối với khoa học của thế giới phương tây, đáng kể nhất là đối với tác phẩm của Roger Bacon và Johannes Kepler. Một quan sát quan trọng trong tác phẩm đó mâu thuẫn với niềm tin của nhiều nhà khoa học lớn, như Ptolemy và Euclid. Alhazen đề xuất một cách chính xác rằng mắt người cảm nhận ánh sáng thụ động phản xạ từ các vật thể, chứ bản thân chúng không phát ra các tia sáng. Tác phẩm trên cũng có phần trình bày chi tiết điều kiện phản xạ và khúc xạ ánh sáng, được giải thích chính xác bởi sự chuyển động chậm đi của ánh sáng qua những chất đậm đặc hơn. Ngoài ra, vấn đề mang tên là bài toán Alhazen, liên quan đến việc xác định điểm phản xạ từ một bề mặt khi biết trước tâm của mắt và điểm quan sát, được biểu diễn và trả lời qua việc sử dụng các phần đường conic.

Alhazen còn cho xuất bản một số tác phẩm quang học kém nổi tiếng hơn, một trong số đó là sự giải thích buồng tối, cũng như nhiều sách viết về những lĩnh vực khác, thí dụ như thiên văn học, toán học, và thậm chí cả sinh học tiến hóa. Những thành tựu khác mà ông thường được tôn vinh là sự phát triển hình học phân tích và phương pháp luận khoa học. Ngoài ra, Alhazen còn quan tâm sâu sắc đối với sự chuyển động và có lẽ là người sớm nhất từng đề xuất rằng một vật sẽ chuyển động liên tục cho đến khi có một lực bên ngoài làm dừng nó lại hoặc làm thay đổi hướng chuyển động của nó, nội dung sau này trở thành một phần quan trọng của định luật thứ nhất của Newton về chuyển động.

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm