Trái đất phẳng - Phần 4

Hiệp Khách Quậy Vào những thập niên cuối thế kỉ 19, những mô hình đa dạng của trái đất và bầu trời đã được tích cực phát triển. Isaac Newton Vail đề xuất một lí thuyết hình khuyên để giải thích sự hình thành trái đất và các hành tinh, nhưng giả... Xin mời đọc tiếp.

Cải tiến các phép đo

Vào những thập niên cuối thế kỉ 19, những mô hình đa dạng của trái đất và bầu trời đã được tích cực phát triển. Isaac Newton Vail đề xuất một lí thuyết hình khuyên để giải thích sự hình thành trái đất và các hành tinh, nhưng giả định một trái đất có hai mặt lồi. Lí thuyết Gillespian đặt trái đất mặt trời vào những điểm cố định, đồng thời cho phép trái đất quay tròn. Một lí thuyết “hình nón” lập mô phỏng hình dạng của trái đất là cái tựa như một hình nón, với đáy của nó là vùng cực Bắc, và chóp của nó là cực Nam, Thậm chí còn có một tập sách nhỏ tựa đề Thế giới Vuông cho rằng trái đất có hình một chén súp úp ngược, bán cầu Bắc đại khái là cái chúng ta biết, nhưng bán cầu Nam thì dẹt ra thành một cái vành lớn hơn. Điều khó hiểu là chẳng biết vì sao tác giả lại mô tả nó là “vuông”, nhưng có lẽ nó có dính dáng gì đó với “bốn góc của trái đất” trong Kinh thánh.

Thí nghiệm kênh đào New Bedford đã truyền cảm hứng cho những người khác đo độ phẳng của mặt nước. Alexander Gleason, một kĩ sư dân sự ở Buffalo, New York, đã kiểm tra độ phẳng của mặt hồ Erie. Ông đã cho xuất bản cuốn Có phải Kinh thánh có nguồn gốc thiên đường (1890) và Có phải trái đất hình cầu (1893).

Nhưng không phải ai đo độ phẳng của mặt nước cũng thu được kết quả giống nhau. Vào năm 1896, Ulysses G. Morrow đã thực hiện một kiểm tra như thế trên Kênh đào Illinois Drainage Cũ. Ông tìm thấy mặt nuớc lõm hướng lên trên. Morrow xem đây là “bằng chứng khó nhầm lẫn nhất của tính không lồi của mặt nước”. Nhưng ông không thấy bất ngờ, vì ông đã biết quan điểm của Cyrus Reed Teed rằng trái đất có dạng lõm xuống, và chúng ta sống trong mặt bên trong của nó, với toàn bộ vũ trụ cũng ở bên trong.

Morrow đã nhìn thấy kết quả tương tự vào năm 1896 ở bờ hồ Michigan tại Khu Hội chợ Quốc tế. Bảy phép kiểm tra khác được thực hiện ở Roby, Illinois vào năm 1896, với những kết quả tương tự. Những thí nghiệm này của những người ủng hộ quan niệm trái đất phẳng và trái đất rỗng đều dễ dàng bị bác bỏ bởi những người phê bình cho rằng đó đơn giản là do sự khúc xạ trong khí quyển. Morrow đã đi tìm một phương pháp có sức thuyết phục hơn để đo mặt nước, một phương pháp sẽ không sử dụng ánh sáng. Vào năm 1897, ông đã tiến hành thí nghiệm Naples nổi tiếng ở Florida, đo một mặt nước gần 4 dặm bắc-nam bằng một phương pháp không phụ thuộc vào ánh sáng. Ông kết luận rằng trái đất có dạng lõm xuống, với bán kính hơn 4000 dặm một chút.

Vào những thập niên cuối thế kỉ 19, những người ủng hộ quan niệm trái đất phẳng và trái đất rỗng đã chú ý nhiều đến thí nghiệm của nhau, đọc các ấn phẩm của đối thủ và thậm chí còn hồi đáp, thông qua mục thư đi tin lại trên các báo.

Theo Donald E. Simanek (http://www.lhup.edu/~dsimanek/)

Trái đất phẳng

Trái đất phẳng [George Gamow]

Xem Phần 3 | Phần 5 |
Phần 6 | Phần 7 | Phần 8 | Phần 9 | Phần 10

Mời đọc thêm