Thế giới hưởng ứng Giờ Trái đất

Hiệp Khách Quậy Những thắng cảnh nổi tiếng thế giới như Kim tự tháp Ai Câp, Tháp Eiffel, và Cấm Cung Bắc Kinh, đêm nay sẽ tắt đèn như hàng triệu nơi khác để hưởng ứng “Giờ Trái đất”, một phong trào vận động rộng khắp nhằm đối phó với sự biến... Xin mời đọc tiếp.

Hãy tắt đèn nhà bạn lúc 8:30 đêm nay để hưởng ứng cuộc vận động cứu lấy hành tinh chúng ta!

Những thắng cảnh nổi tiếng thế giới như Kim tự tháp Ai Câp, Tháp Eiffel, và Cấm Cung Bắc Kinh, đêm nay sẽ tắt đèn như hàng triệu nơi khác để hưởng ứng “Giờ Trái đất”, một phong trào vận động rộng khắp nhằm đối phó với sự biến đổi khí hậu.

alt
Tháp Eiffel đêm nay sẽ thôi không tráng lệ nữa trong một thời gian ngắn để nhắc nhở mọi người ý thức bảo vệ Trái đất, bảo vệ cái nôi của nhân loại.

Năm nay là năm thứ tư sự kiện trên được hưởng ứng với khí thế hùng hậu nhất, với hàng nghìn thành phố, thị tứ ở 125 quốc gia – nhiều hơn năm ngoái 37 nước – tham gia, nhằm góp phần cứu vãn sự thất bại của hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu hồi năm ngoái.

Bất chấp hội nghị thượng đỉnh Copenhagen ngang bướng hồi thàng 12 rồi và sự tranh luận gần đây về khoa học khí hậu, quan điểm chung vẫn là hi vọng sự hành động có ý nghĩa để ngăn chặn sự ấm lên toàn cầu một cách thảm khốc, theo người nêu sáng kiến Giờ Trái đất, Andy Ridley.

“Dường như có một chút mệt mỏi đối với hoạt động chính trị xung quanh vấn đề này… Nhưng hồi năm ngoái mọi người đã tích cực hơn so với hồi năm kia”, Andy Ridley trả lời hãng tin AFP ở Sydney.

Do WWF – Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên - điều hành, Giờ Trái đất đã bắt đầu ở Sydney hồi năm 2007 khi 2,2 triệu người đã tắt hết đèn trong nhà ở, công sở của họ, trong 60 phút để làm một động thái nhắc nhở về sự tiêu thụ điện năng và ô nhiễm cacbon.

Chiến dịch trên lan khắp toàn cầu vào năm sau đó, và thứ bảy hôm nay, hơn 1200 địa điểm nổi tiếng thế giới sẽ tắt hết đèn lúc 8:30 phút tối, giờ địa phương, trong cái những nhà tổ chức mô tả là “một làn sóng 24 giờ hi vọng và hành động”.

Nhiều công ti đa quốc gia như Google, Coca-Cola, Hilton, McDonalds, Canon, HSBC và IKEA, sẽ tham gia giờ Trái đất năm 2010 và tắt hết đèn công sở của họ trên khắp thế giới để ủng hộ.

Cầu cảng và Nhà hát Opera, biểu tượng của thành phố Sydney, sẽ là nơi phát động cuộc đua marathon tiết kiệm năng lượng năm nay, cùng với Kim tự tháp và Tượng Nhân sư ở Ai Cập, Đài phun Trevi và Tháp nghiêng Pisa ở Italy, và tất cả những thắng cảnh lớn ở Paris cùng tham gia, bắt đầu là 5 phút tắt đèn của Tháp Eiffel.

Ở London, Big Ben, Nhà Quốc hội Anh, Thánh đường St. Paul và Vòng quay London Eye sẽ nằm trong số những điểm nóng du lịch tham gia vào cuộc vận động bóng tối, cùng với sân bóng Old Trafford của câu lạc bộ Manchester United.

Chừng 30 bang và thành phố tự trị của nước Mĩ sẽ tham gia Giờ Trái đất với bóng tối phủ lên các địa điểm như Núi Rushmore, Tòa nhà Empire State, Cầu Golden Gate, và Space Needle ở Seattle.

Những ngọn đèn chiếu sáng tượng đài lớn Christ the Redeemer từ trên bầu trời Rio de Janeiro sẽ tắt hết, trong khi những tòa nhà chính ở thủ đô Mexico cũng sẽ chìm trong bóng đêm.

Ở Dubai, tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, tháp Burj Khalifa, sẽ tắt bớt đèn như những tòa tháp văn phòng cao giá khác, và những khách sạn 5 sao trước cảng Hong Kong cũng sẽ hưởng ứng tương tự.

Cấm Cung ở đất nước Trung Hoa đang phát triển nhanh vượt bậc, nơi mà nhiều nhà hoạt động xã hội đổ lỗi cho sự thất bại của hội nghị Copenhagen, sẽ chìm trong bóng đêm, cùng với sân vận động Olympic “Chim Yến”.

Khắp nơi ở châu Á, nơi có 3,3 triệu người đăng kí tham gia, vòng quay ngắm cảnh lớn nhất thế giới, Singapore Flyer, sẽ tắt bớt những ngọn đèn chính của nó, trong khi những tòa nhà văn phòng sẽ tắt đèn ở Seoul và Jakarta.

Nhiều thành phố ở Ấn Độ cũng tham gia, bao gồm những trung tâm dân cư đông đúc như Delhi và Mumbai, còn phim trường Bollywood của nước này sẽ tắt đèn trong một giờ.

Đài tưởng niệm Hòa bình Hiroshima đã được xếp hạng di sản của Nhật, một trong vài tòa nhà còn sót lại sau vụ tấn công bom nguyên tử 1945 của Mĩ, sẽ tham gia, trong khi những công ti lớn như Sony, Sharp và Asahi sẽ tắt đèn ở Tokyo.

Nhưng ở Bangkok, chính quyền thành phố cho biết họ đang trong giai đoạn giới nghiêm quân sự nên họ sẽ không tham gia chiến dịch Giờ Trái đất vì những lí do an ninh, vì hàng chục nghìn người phản đối chính phủ đã lên một kế hoạch mít tinh vào hôm ngày thứ bảy hôm nay.

Dân cư xứ Longyearbyen thuộc Na Uy, thị tứ tận cùng phía bắc của thế giới, nơi nếu không có ánh đèn sẽ phải chịu sự ‘hỏi thăm’ của những đàn gấu bắc cực hiếu kì, sau khi bỏ phiếu – lần đầu tiên trong lịch sử - cũng sẽ tham gia, bất chấp sự rủi ro, vì theo họ như thế là đáng mạo hiểm.

“Giờ Trái đất lan tỏa xuyên biên giới quốc gia, phá vỡ mọi rào cản kinh tế, địa lí”, Ridley nói; ông thừa nhận rằng chủ yếu là nó một hành động biểu trưng mà thôi.

“Chúng ta không bảo vệ được gì cho hành tinh bởi việc tắt đèn đi trong một giờ. Nhưng cái bạn đang làm là góp thêm tiếng nói của mình cho một sự kêu gọi hành động toàn cầu”

Theo  AFP

Mời đọc thêm