09:50:17 am Ngày 24 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Khi có sóng dừ ng trên m ộ t sợi dây đ àn hồ i thì kho ả ng cách giữ a ha i bụ ng sóng liên tiếp b ằng
Khi đi trong môi trường thủy tinh, vận tốc tia nào sau đây lớn nhất?
Phát biểu nào sai khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại?
Khảo sát thực nghiệm một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 250 g và lò xo nhẹ có độ cứng k , dao động dưới tác dụng của ngoại lực F=F0cos2πft , với F0   không đổi và f   thay đổi được . Kết quả khảo sát ta được đường biểu diễn sự phụ thuộc của biên độ A (cm) của con lắc theo tần số (Hz) của ngoại lực như hình trên . Giá trị của k   gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số f không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL thay đổi được, điện trở R và tụ điện có dung kháng ZC. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng trên đoạn RL và hệ số công suất cosφ của đoạn mạch AB theo ZL. Giá trị ZC gần nhất với giá trị nào sau đây?


Trả lời

Dao động cơ và lăng kính cần giúp đỡ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Dao động cơ và lăng kính cần giúp đỡ  (Đọc 4617 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
arsenal2011
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +7/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 313
-Được cảm ơn: 90

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 367


Email
« vào lúc: 06:09:29 pm Ngày 18 Tháng Năm, 2012 »

Câu 1:   Con lắc lò xo thẳng đứng, lò xo có độ cứng [tex]k=100N/m[/tex], vật nặng có khối lượng  [tex]m=1kg[/tex]. Nâng vật lên cho lò xo có chiều dài tự nhiên rồi thả nhẹ để con lắc dao động. Bỏ qua mọi lực cản. Khi vật m tới vị trí thấp nhất thì nó tự động được gắn thêm vật  [tex]m_{0}=500g[/tex] một cách nhẹ nhàng. Chọn gốc thế năng là vị trí cân bằng. Lấy [tex]g=10m/s^{2}[/tex]. Hỏi năng lượng dao động của hệ thay đổi một lượng bằng bao nhiêu?
A. Giảm 0,375J   
B. Tăng 0,125J   
C. Giảm 0,25J   
D. Tăng 0,25J

Câu 2:   Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng [tex]\alpha =30^{0}[/tex]. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thay đổi cùng với sự tăng khoảng cách x tính từ đỉnh mặt phẳng nghiêng theo qui luật [tex]\mu =0,1x[/tex]. Vật dừng lại trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng. Lấy [tex]g=10m/s^{2}[/tex]. Thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt cho tới khi dừng lại là.
A. t = 2,675s   
B. t = 3,375s   
C. t = 5,356s   
D. t = 4,378s

Câu 3:   Lăng kính có tiết diện là tam giác cân ABC, góc chiết quang [tex]A=120^{0}[/tex], chiết suất của lăng kính đối với mọi loại ánh sáng đều lớn hơn [tex]\sqrt{2}[/tex]. Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên AB của lăng kính theo phương song song với BC sao cho toàn bộ chùm khúc xạ ở mặt AB truyền xuống BC. Tại BC chùm sáng sẽ:
A. Một phần phần chùm sáng phản xạ và một phần khúc xạ.
B. Phản xạ toàn phần lên AC rồi ló ra ngoài theo phương song song BC
C. Ló ra ngoài theo phương song song AB
D. Ló ra ngoài theo phương song song AC


Logged


Hoàng Anh Tài
GV Vật lí
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +9/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 101

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 159


Venus_as3@yahoo.com
Email
« Trả lời #1 vào lúc: 10:11:09 pm Ngày 18 Tháng Năm, 2012 »


Câu 2:   Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng [tex]\alpha =30^{0}[/tex]. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thay đổi cùng với sự tăng khoảng cách x tính từ đỉnh mặt phẳng nghiêng theo qui luật [tex]\mu =0,1x[/tex]. Vật dừng lại trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng. Lấy [tex]g=10m/s^{2}[/tex]. Thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt cho tới khi dừng lại là.
A. t = 2,675s   
B. t = 3,375s   
C. t = 5,356s   
D. t = 4,378s

Bài này chắc không thi đại học rồi!

- Xét khi vật ở vị trí cách đỉnh dốc khoảng x:
+ Phương trình định luật II cho vật: [tex]mgsin\alpha -\mu mgcos\alpha =mx''[/tex]

==> [tex]gsin\alpha -0,1gcos\alpha .x=x''[/tex] ==> [tex]x'' + 0,1gcos\alpha (x-10tan\alpha)=0[/tex] (1)

+ Đặt [tex]X=x-10tan\alpha \Rightarrow X''=x''[/tex]
(1) trở thành: [tex]X'' + (0,1gcos\alpha )X=0[/tex] (2)
- Như vậy Khi đi từ đỉnh dôc đến lúc dừng lại X biến thiên điều hòa! Thời gian từ đỉnh dôc đến lúc dừng lại = thời gian giữa hai lần liên tiếp v = 0 và bằng T/2

[tex]t=\frac{T}{2}=\frac{1}{2}\frac{2\Pi}{\sqrt{0,1gcos\alpha }} = 3,37581004s[/tex]






Logged

Thêm một đêm trăng tròn
Lại thấy mình đang khuyết
arsenal2011
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +7/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 313
-Được cảm ơn: 90

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 367


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 12:17:57 am Ngày 19 Tháng Năm, 2012 »

Giúp mình nốt 2 câu còn lại với mọi người


Logged
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 01:20:46 pm Ngày 19 Tháng Năm, 2012 »


Câu 2:   Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng [tex]\alpha =30^{0}[/tex]. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thay đổi cùng với sự tăng khoảng cách x tính từ đỉnh mặt phẳng nghiêng theo qui luật [tex]\mu =0,1x[/tex]. Vật dừng lại trước khi đến chân mặt phẳng nghiêng. Lấy [tex]g=10m/s^{2}[/tex]. Thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt cho tới khi dừng lại là.
A. t = 2,675s   
B. t = 3,375s   
C. t = 5,356s   
D. t = 4,378s


Bài này hồi xưa có trao đổi với thầy Ngulau rồi, Arsenal xem tại đây


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.