Một đồng hồ đếm giây sử dụng con lắc đơn chạy đúng ở nhiệt độ 24 C và độ cao 200 m. Biết bán kính Trái Đất R = 6400 km và thanh con lắc có hệ số nở dài λ = 2.10-5 K-1. Khi đưa đồng hồ lên độ cao 600 m và nhiệt độ tại đó là 20 C thì mỗi ngày đêm đồng hồ chạy
A. nhanh 8,86 s. B. chậm 8,86 s. C. chậm 1,94 s. D. nhanh 1,94 s.
mình có ý này, các bạn xem thế nào.
đồng hồ chạy đúng ở độ cao 200m và nhiệt độ [tex]24^0C[/tex]
, T=2s. chọn vị trí này làm chuẩn.khi đưa lên vị trí 600m và [tex]20^0C[/tex], ta xem như đưa vật xa vị trí ban đầu 400m.
khi thay đổi cả chiều dài dây và nhiệt độ thì sai lệch thời gian trong 1 chu kì được tính:
[tex]\frac{\Delta T}{T}=\frac{h'}{R}+\frac{1}{2}\lambda (t_2-t_1)[/tex]
thay số ta được [tex]\Delta T=\frac{9}{400000}s[/tex] >0 =>đồng hồ chạy chậm
dùng tam suất, trong 1 ngày đêm sẽ chậm [tex]t=\frac{86400.\Delta T}{T}=1,944s[/tex]