03:54:42 pm Ngày 26 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ:
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng, cuộn thứ cấp của máy được nối với biến trở R bằng dây dẫn có điện trở không đổi R0. Gọi cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp là I, điện áp hiệu dụng ở hai đầu biến trở là U. Khi giá trị R tăng thì
Trong thí nghiệm Y‒âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe 1 mm. Nếu di chuyển màn ra xa mặt phẳng hai khe một đoạn 50cm thì khoảng vân trên màn tăng thêm 0,3 mm. Bước sóng của bức xạ dùng trong thí nghiệm là
Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 0,05H và tụ điện có điện dung C = 20µF thực hiện dao động điện từ tự do. Biết cường độ dòng điện cực đại là I0 = 0,05A. Điện tích cực đại trên một bản tụ bằng:
Chiếu một tia sáng rất hẹp gồm hai thành phần đơn sắc màu đỏ và màu tím từ không khí vào một chậu nước với góc tới 300 , chậu nước có đáy là gương phẳng nằm ngang quay mặt phản xạ về mặt nước. Biết nước trong chậu có độ sâu 10 cm, chiết suất của nước đối với ánh sáng màu đỏ là 1,32 và đối với ánh sáng màu tím là 1,34. Khoảng cách từ tia màu đỏ đến tia màu tím khi chúng ló ra khỏi mặt nước là:


Trả lời

5 bài thi thử đại học hay

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 5 bài thi thử đại học hay  (Đọc 19399 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
vengefulspirit2611
Cựu học sinh_Tân sinh viên
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 104
-Được cảm ơn: 44

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 154


Khóc Vô Lệ


Email
« vào lúc: 08:08:57 am Ngày 10 Tháng Năm, 2012 »

Mong các thầy giúp e mấy bài này trong đề thi thử:

Câu 1:  Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, độ giảm điện áp trên đường dây tải điện một pha bằng n lần điện áp còn lại ở cuối đường dây này. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp. Để công suất hao phí trên đường dây giảm a lần nhưng vẫn đảm bảo công suất truyền đến nơi tiêu thụ không đổi, cần phải tăng điện áp của nguồn lên bao nhiêu lần ?
A. [tex]\frac{n+a}{\sqrt{a}(n+1)}[/tex]
B. [tex]\frac{n+a}{n+1}[/tex]
C. [tex]\frac{n}{a(n+1)}[/tex]
D. [tex]\frac{n+\sqrt{a}}{\sqrt{a(}(n+1)}[/tex]


Câu 2: Chiết suất của nước đối với ánh sáng tím, ánh sáng vàng và ánh sáng đỏ có các giá trị: 1,343,
1,358, 1,328. Chiếu một chùm sáng trắng song song từ nước ra không khí, người ta thấy tia ló màu vàng có
phương là là mặt nước. Góc giữa tia ló màu đỏ và tia phản xạ màu tím bằng
A. 58,84 độ              B. 54,64 độ               C. 46,25 độ                D. 50,45 độ


Câu 3: Cho biết khối lượng nghỉ của prôtôn, nơtron và êlectron lần lượt là mp = 938,3MeV/c2, mn =
939,6MeV/c2, me = 0,511MeV/c2. Lấy 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 16C  bằng
A. 7,45MeV/nuclôn.   B. 7,19MeV/nuclôn.   C. 7,71MeV/nuclôn.   D. 7,96MeV/nuclôn.

em có biết qua cách làm câu 3 nhưng thực sự khi tính ra thì không cho đáp án tròn như được đề bài.


Câu 4: Con lắc đơn có dây dài l =1,0 m, quả nặng có khối lượng m = 100g mang điện tích q = 2.10-6C được đặt trong điện trường đều có phương nằm ngang, cường độ E = 104V/m. Lấy g =10m/s2. Khi con lắc đang đứng yên ở vị trí cân bằng, người ta đột ngột đổi chiều điện trường và giữ nguyên cường độ. Sau đó, con lắc dao động điều hòa với biên độ góc bằng
A. α = 0,040rad.   B. 0,020rad.   C. 0,010rad.   D. 0,030rad



Câu 5: Trong ống Cu-lít-giơ, êlectron đập vào anôt có tốc độ cực đại bằng 0,85c. Biết khối lượng nghỉ
của êlectron là 0,511MeV/c2. Chùm tia X do ống Cu-lít-giơ này phát ra có bước sóng ngắn nhất bằng
A. 6,7pm.   B. 2,7pm.   C. 1,3pm.   D. 3,4pm
Đáp án câu 5 là C.1,3pm nhưng em chỉ tính ra được đáp án A.


Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:40:36 am Ngày 10 Tháng Năm, 2012 »

Câu 5: Trong ống Cu-lít-giơ, êlectron đập vào anôt có tốc độ cực đại bằng 0,85c. Biết khối lượng nghỉ
của êlectron là 0,511MeV/c2. Chùm tia X do ống Cu-lít-giơ này phát ra có bước sóng ngắn nhất bằng
A. 6,7pm.   B. 2,7pm.   C. 1,3pm.   D. 3,4pm
Đáp án câu 5 là C.1,3pm nhưng em chỉ tính ra được đáp án A.
bài này em dùng công thức tính động năng tương đối theo công thức axtanh.
[tex]W_{da}=\frac{m_0c^2}{\sqrt{1-\frac{v^2}{c^2}}}-m_0.c^2[/tex]
sau đó dùng
[tex]\lambda=\frac{hc}{W_{da}}[/tex]
« Sửa lần cuối: 11:11:01 am Ngày 10 Tháng Năm, 2012 gửi bởi trieubeo »

Logged
Hoàng Anh Tài
GV Vật lí
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +9/-4
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 101

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 159


Venus_as3@yahoo.com
Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:53:05 am Ngày 10 Tháng Năm, 2012 »

Mong các thầy giúp e mấy bài này trong đề thi thử:

Câu 1:  Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, độ giảm điện áp trên đường dây tải điện một pha bằng n lần điện áp còn lại ở cuối đường dây này. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp. Để công suất hao phí trên đường dây giảm a lần nhưng vẫn đảm bảo công suất truyền đến nơi tiêu thụ không đổi, cần phải tăng điện áp của nguồn lên bao nhiêu lần ?
A. [tex]\frac{n+a}{\sqrt{a}(n+1)}[/tex]
B. [tex]\frac{n+a}{n+1}[/tex]
C. [tex]\frac{n}{a(n+1)}[/tex]
D. [tex]\frac{n+\sqrt{a}}{\sqrt{a(}(n+1)}[/tex]


- Công suất tải không đổi nên: [tex]I_{1}U_{tai1} = I_{2}U_{tai2}[/tex] ==> [tex]U_{tai2} = \frac{I_{1}}{I_{2}}U_{tai1}[/tex]   (1)

- [tex]U_{1} = U_{tai1} + \Delta U_{1} = (n + 1)U_{tai1}[/tex] ==> [tex]U_{tai1} = \frac{U1}{n + 1}[/tex]   (2)

- [tex]\frac{P_{hp1}}{P_{hp2}} = (\frac{\Delta U_{1}}{\Delta U_{2}})^{2} = a[/tex] ==> [tex]\frac{\Delta U_{1}}{\Delta U_{2}} = \sqrt{a} = \frac{I_{1}}{I_{2}}[/tex]  (3)

- [tex]U_{2} = U_{tai2} + \Delta U_{2}[/tex]  (4)

Từ (1) (2) (3) (4) tìm được KQ [tex]\frac{U_2}{U_1} = \frac{n+a}{\sqrt{a}(n+1)}[/tex]


Logged

Thêm một đêm trăng tròn
Lại thấy mình đang khuyết
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 10:31:17 am Ngày 10 Tháng Năm, 2012 »

Mong các thầy giúp e mấy bài này trong đề thi thử:

Câu 1:  Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, độ giảm điện áp trên đường dây tải điện một pha bằng n lần điện áp còn lại ở cuối đường dây này. Coi cường độ dòng điện trong mạch luôn cùng pha với điện áp. Để công suất hao phí trên đường dây giảm a lần nhưng vẫn đảm bảo công suất truyền đến nơi tiêu thụ không đổi, cần phải tăng điện áp của nguồn lên bao nhiêu lần ?
A. [tex]\frac{n+a}{\sqrt{a}(n+1)}[/tex]
B. [tex]\frac{n+a}{n+1}[/tex]
C. [tex]\frac{n}{a(n+1)}[/tex]
D. [tex]\frac{n+\sqrt{a}}{\sqrt{a(}(n+1)}[/tex]


- Công suất tải không đổi nên: [tex]I_{1}U_{tai1} = I_{2}U_{tai2}[/tex] ==> [tex]U_{tai2} = \frac{I_{1}}{I_{2}}U_{tai1}[/tex]   (1)

- [tex]U_{1} = U_{tai1} + \Delta U_{1} = (n + 1)U_{tai1}[/tex] ==> [tex]U_{tai1} = \frac{U1}{n + 1}[/tex]   (2)

- [tex]\frac{P_{hp1}}{P_{hp2}} = (\frac{\Delta U_{1}}{\Delta U_{2}})^{2} = a[/tex] ==> [tex]\frac{\Delta U_{1}}{\Delta U_{2}} = \sqrt{a} = \frac{I_{1}}{I_{2}}[/tex]  (3)

- [tex]U_{2} = U_{tai2} + \Delta U_{2}[/tex]  (4)

Từ (1) (2) (3) (4) tìm được KQ [tex]\frac{U_2}{U_1} = \frac{n+a}{\sqrt{a}(n+1)}[/tex]
với cách giải trên nên thêm lúc đầu độ giảm điện áp trên đường dây tải điện một pha bằng n lần
vì nếu lúc sau cũng thỏa ĐK trên thì
+ [tex]U_{1} = U_{tai1} + \Delta U_{1} = (n + 1)U_{tai1}[/tex]
+ [tex]U_{2} = U_{tai2} + \Delta U_{2} = (n + 1)U_{tai2}[/tex]
[tex]==>\frac{U_{1}}{U_{2}}=\frac{U_{tai1}}{U_{tai2}}=\frac{1}{\sqrt{a}}[/tex]


Logged
vengefulspirit2611
Cựu học sinh_Tân sinh viên
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +2/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 104
-Được cảm ơn: 44

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 154


Khóc Vô Lệ


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 10:49:14 am Ngày 10 Tháng Năm, 2012 »

Đúng rồi, vậy câu 2,3,4 giải như thế nào ạ?


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 11:06:43 am Ngày 10 Tháng Năm, 2012 »


Câu 4: Con lắc đơn có dây dài l =1,0 m, quả nặng có khối lượng m = 100g mang điện tích q = 2.10-6C được đặt trong điện trường đều có phương nằm ngang, cường độ E = 104V/m. Lấy g =10m/s2. Khi con lắc đang đứng yên ở vị trí cân bằng, người ta đột ngột đổi chiều điện trường và giữ nguyên cường độ. Sau đó, con lắc dao động điều hòa với biên độ góc bằng
A. α = 0,040rad.   B. 0,020rad.   C. 0,010rad.   D. 0,030rad

vì số liệu bạn đưa lên không chuẩn nên thầy hướng dẫn em nhé
con lắc đơn đang ở VTCB chịu F lực điện trường [tex]==> tan(\alpha_0)=\frac{qE}{mg}[/tex]
+ thay đổi hướng điện trường VTCB thay đổi tới vị trí đối xứng==> con lắc đơn dao động trong điện trường có biên độ góc là [tex]2.\alpha_0[/tex]


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 11:21:34 am Ngày 10 Tháng Năm, 2012 »


Câu 2: Chiết suất của nước đối với ánh sáng tím, ánh sáng vàng và ánh sáng đỏ có các giá trị: 1,343,
1,358, 1,328. Chiếu một chùm sáng trắng song song từ nước ra không khí, người ta thấy tia ló màu vàng có
phương là là mặt nước. Góc giữa tia ló màu đỏ và tia phản xạ màu tím bằng
A. 58,84 độ              B. 54,64 độ               C. 46,25 độ                D. 50,45 độ
Tia vàng là là mặt phân cách ==> tia đỏ khúc xạ, tia tím phản xạ toàn phân
[tex]==> sini=sin(ighv)=\frac{1}{nv} ==> i[/tex]
ĐLPX tia tím: i=i'
ĐLKX tia đỏ: [tex]1,328sin(i)=sin(r) ==> 1,328sin(i)=sin(180-i-\beta)[/tex] (beta góc hợp bởi tia đó và tím)


Logged
quark
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 145
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 32


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 12:56:07 am Ngày 15 Tháng Năm, 2012 »

Thầy ơi làm kĩ câu 1 được không thầy


Logged
gaussvnpro
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 5
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 6


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 10:51:22 pm Ngày 28 Tháng Mười Hai, 2012 »

Thầy ơi giải giùm em câu 3, thường thường thì không có electron!!


Logged
Trịnh Minh Hiệp
Giáo viên Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +31/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 45
-Được cảm ơn: 723

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 873



WWW Email
« Trả lời #9 vào lúc: 11:36:52 am Ngày 29 Tháng Mười Hai, 2012 »

Câu 3: Cho biết khối lượng nghỉ của prôtôn, nơtron và êlectron lần lượt là mp = 938,3MeV/c2, mn =
939,6MeV/c2, me = 0,511MeV/c2. Lấy 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân 16C  bằng
A. 7,45MeV/nuclôn.   B. 7,19MeV/nuclôn.   C. 7,71MeV/nuclôn.   D. 7,96MeV/nuclôn.
em có biết qua cách làm câu 3 nhưng thực sự khi tính ra thì không cho đáp án tròn như được đề bài.
HD: Bài này em phải tính khối lượng nguyên tử sau đó tính khối lượng hạt nhân rồi tính bình thường. Em xem HD dưới


Logged

Lãng tử xa quê lòng nhớ mẹ.
Anh hùng lận đận nỗi thương cha...!
kityotme
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 5
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 3


Email
« Trả lời #10 vào lúc: 05:10:23 pm Ngày 09 Tháng Giêng, 2013 »



Câu 2: Chiết suất của nước đối với ánh sáng tím, ánh sáng vàng và ánh sáng đỏ có các giá trị: 1,343,
1,358, 1,328. Chiếu một chùm sáng trắng song song từ nước ra không khí, người ta thấy tia ló màu vàng có
phương là là mặt nước. Góc giữa tia ló màu đỏ và tia phản xạ màu tím bằng
A. 58,84 độ              B. 54,64 độ               C. 46,25 độ                D. 50,45 độ



em không hiểu taị sao chiết suất của ánh sáng tím lại bé thua ánh sáng vàng được?




Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #11 vào lúc: 10:55:39 pm Ngày 09 Tháng Giêng, 2013 »



Câu 2: Chiết suất của nước đối với ánh sáng tím, ánh sáng vàng và ánh sáng đỏ có các giá trị: 1,343,
1,358, 1,328. Chiếu một chùm sáng trắng song song từ nước ra không khí, người ta thấy tia ló màu vàng có
phương là là mặt nước. Góc giữa tia ló màu đỏ và tia phản xạ màu tím bằng
A. 58,84 độ              B. 54,64 độ               C. 46,25 độ                D. 50,45 độ



em không hiểu taị sao chiết suất của ánh sáng tím lại bé thua ánh sáng vàng được?



theo thầy chắc đánh nhầm em cứ đổi theo trình tự đỏ bé nhất đến vàng và đến tím rồi làm


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.