11:58:16 am Ngày 29 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với tần số f=6.1014Hz Hz. Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang?
Cho 3 bản kim loại A, B, C đặt song song có \({d_1} = 5\left( {cm} \right);{d_2} = 8\left( {cm} \right)\) . Điện trường giữa các bản là điện trường đều, có chiều như hình vẽ với độ lớn \({E_1} = {4.10^4}\left( {{\rm{V/m}}} \right);\) \({E_2} = {5.10^4}\left( {{\rm{V/m}}} \right).\) Điện thế VB và VC của bản B và C là bao nhiêu? Chọn mốc điện thế tại A.
Mức cường độ âm của một âm có cường độ âm là I được xác định bởi công thức: (Với I0=10-12W/m2 )
Một người cận thị phải đeo sát mắt kính có tiêu cự - 100cm thì mới quan sát được xa vô cùng mà mắt không phải điều tiết. Người này bỏ kính cận ra và dùng một kính lúp có tiêu cự 5 cm đặt sát mắt để quan sát vật nhỏ khi không điều tiết mắt. Vật phải đặt cách mắt là.
Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5mH và tụ điện có điện dung 5mF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn cực đại là


Trả lời

Giúp em bài con lắc lò xo với

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: giúp em bài con lắc lò xo với  (Đọc 1651 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quê nghèo
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 24
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 37



Email
« vào lúc: 01:29:07 pm Ngày 19 Tháng Tư, 2012 »

 nhờ mọi người giải hộ em bài nay với(3.26 GTVL12)
2 lò xo có độ cứng k1,k2 được nối với nhau thanh lò xo dài. Một đầu lò xo nối với tường thẳng đứng,đầu kia gắn vào vật m trượt ko ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Ban đầu vật được giữ ở vị trí sao cho lò xo k1 giãn đoạn L1 ,còn lò xo k2 nén đoạn L2. Buông hệ tự do. Chứng tỏ hệ dđddh. Lập biểu thức chu kì và biên độ dao động


Logged


Quang Dương
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +135/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 2948

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2163

ĐHTHTpHCM 1978


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 07:46:47 am Ngày 20 Tháng Tư, 2012 »

nhờ mọi người giải hộ em bài nay với(3.26 GTVL12)
2 lò xo có độ cứng k1,k2 được nối với nhau thanh lò xo dài. Một đầu lò xo nối với tường thẳng đứng,đầu kia gắn vào vật m trượt ko ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Ban đầu vật được giữ ở vị trí sao cho lò xo k1 giãn đoạn L1 ,còn lò xo k2 nén đoạn L2. Buông hệ tự do. Chứng tỏ hệ dđddh. Lập biểu thức chu kì và biên độ dao động
Trước hết em phải chịu khó vẽ hình !

Tại VTCB giả sử các lò xo đang biến dạng các đoạn [tex]\Delta l_{1}[/tex] và [tex]\Delta l_{1}[/tex]  ta có :

[tex]|L_{1}- L_{2}| = \Delta l_{1}+ \Delta l_{2}[/tex] (1)

[tex]k_{1}\Delta l_{1} = k_{2}\Delta l_{2}[/tex] (2)

Từ (1) và (2) ta được :[tex]|L_{1}- L_{2}| = \Delta l_{1}(1+\frac{k_{1}}{k_{2}})[/tex]

[tex]\Rightarrow \Delta l_{1} = \frac{k_{2}(|L_{1}- L_{2}|)}{k_{1}+k_{2}}[/tex]  (a)

Chọn chiều dương hướng từ tường ra.

 Khi vật có tọa độ x bất kì ta có : [tex]k_{1}(\Delta l_{1}+x) - k_{2}(\Delta l_{2}-x)= ma[/tex] (3)

Từ (2) và (3) ta được : [tex]-(k_{1}+ k_{2})x = ma[/tex]

Vậy vật DĐĐH với chu kì [tex]T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k_{1}+ k_{2}}}[/tex]

Vào thời điểm buông vật ta có : [tex]|x_{0}| = |L_{1}-\Delta l_{1}|[/tex] ; [tex]v_{0} =0[/tex].

Vậy [tex]A = |L_{1}-\Delta l_{1}|[/tex]  (b)

Từ (a) và (b) ta được : [tex]A = \frac{k_{2}|L_{1}-L_{2}|}{k_{1}+k_{2}}[/tex]

« Sửa lần cuối: 08:30:10 am Ngày 20 Tháng Tư, 2012 gửi bởi Quang Dương »

Logged

"Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc..."
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.