09:55:21 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất?
Khi một vật dao động điều hòa thì
Người ta lần lượt chiếu hai bức xạ vào bề mặt một kim loại có công thoát A = 2eV. Năng lượng phôton của hai bức xạ này là 2,5eV và 3,5eV. Tỉ số động năng cực đại của các electron quang điện tương ứng trong hai lần chiếu là:
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 120Ω mắc nối tiếp với tụ điện. Biết dung kháng của tụ điện là 50Ω. Tổng trở của đoạn mạch là
Trong một điện trường đều có hướng ngang treo một con lắc đơn gồm sợi dây có chiều dài 1 m, quả nặng có khối lượng 100 g được tích điện q. Khi ở vị trí cân bằng, phương dây treo lệch so với phương thẳng đứng một góc 30°. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa trong mặt phẳng thẳng đứng với cơ năng 103  mJ (mốc thế năng tại vị trí cân bằng). Biên độ góc của con lắc là


Trả lời

Một vài định luật vật lý cho cuộc sống một sự ứng dụng thú vị

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một vài định luật vật lý cho cuộc sống một sự ứng dụng thú vị  (Đọc 19653 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Quỷ kiến sầu
Lão làng
*****

Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 745


Email
« vào lúc: 06:08:36 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2012 »

Trước hết, ta chấp nhận không chứng minh một số ý nghĩa “ cuộc sống “ của một vài đại lượng vật lý thuần túy.
Khối lượng: cái Tôi
X(vị trí): vị trí của ta trong cuộc đời.
V(vận tốc): những suy nghĩ của ta
a(gia tốc) : sự chính chắn trong suy nghĩ của ta
F (lực): những tác động của ngoại cảnh, những mối liên hệ có ảnh hưởng đến ta
A(công): những gì ta đã làm được, nhận được từ cuộc sống.
Hệ quy chiếu cũng được gắn bằng một đồng hồ và một người quan sát. Và ta chuyển động với vận tốc nhỏ.

Định luật 1 Newton:Khi một ai đó đang ở một trạng thái nào đó, nếu không có ai hay gì đó tác động vào thì người đó sẽ giữ nguyên trạng thái đó mãi mãi.
Điều đó có thể hiểu là sẽ tồn tại một đứa trẻ 100 tuổi nếu chúng được “nuôi” trong điều kiện đó. Và chúng ta sẽ như bây giờ mãi mãi. Có lẽ định luật 1 này không đúng trong cái cuộc sống này. May quá. Bởi nếu có trường hợp như vậy thì xã hội này sẽ không thể tiến lên, trái với quy luật vận động của Mác-Lenin.

Định luật 2 Newton: a = F/m. định luật cho rằng sự chính chắn của ta phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, hoàn cảnh sống và tỉ lệ nghịch với cái tôi bản thân.
Dễ dàng thấy rằng, khi muốn hoàn thiện bản thân thì con người ta phải cảm nhận thật nhiều cuộc sống này, đồng thời phải hạ cái tôi xuống càng thấp càng tốt. thay a = [tex]\frac{\Delta v}{\Delta t}[/tex], ta được [tex]\Delta v = \frac{F}{m}.\Delta t[/tex], hay những tác động của ngoại cảnh lên cái tôi bản thân trong một khoảng thời gian sẽ làm suy nghĩ của ta thay đổi. Ta chứng minh được suy nghĩ luôn luôn thay đổi, nhưng chiều hướng thì chưa biết trước được.

Định luật 3 Newton: F12 = - F21
cuộc sống tác động lên chúng ta, và chúng ta cũng tác động trở lại cuộc sống với vai trò là một nhân tố trong cuộc sống này, nói hẹp hơn là những mối quan hệ hằng ngày. Chính vì thế, cần nhận thức được giá trị của bản thân. Mặc khác, có người cho rằng áp dụng định luật 3 này là ai đối xử mình sao thì mình đối xử lại vậy. có lẽ định luật sẽ đúng “tốt đẹp” khi ai đó đối xử tốt đẹp, và cái định luật này cũng chả có tốt đẹp gì nữa nếu ai đó làm ta tổn thương, và khi đó nếu ta làm tổn thương họ, cũng theo định luật ấy, ta cũng đau ngần ấy….

Định luật vạn vật hấp: [tex]F = G\frac{Mm}{r^{2}}[/tex]. định luật cho rằng những gì con người tác động lên nhau phụ thuộc vào 2 cái tôi của họ và tỉ lệ nghịch với ‘khoảng cách” giữa họ
Sự hấp dẫn giữa họ càng yếu, hay họ đẩy ra xa nhau nếu cái tôi của họ càng lớn, và tất nhiên kèm theo đó là khoảng cách giữa họ cũng xa. Hai con người muốn đến với nhau gần hơn, thì tốt nhất nên hạ cái tôi xuống, cảm nhận người khác và thu hẹp khoảng cách lại.

Định luật bảo toàn và chuyển hóa trong cuộc sống: Cuộc sống này là không đổi, tuyệt đối(xét trong khoảng thời gian con người tồn tại), chỉ có chúng ta là luôn luôn vận động, không ngừng thay đổi. Con người liên tục sinh ra và mất đi, nhưng suy nghĩ lại không tự sinh ra và mất đi, chỉ có sự trao đổi, học hỏi, truyền đạt từ người này sang người khác.
Nguyên lí nhiệt động lực học thứ 2: xã hội có xu hướng mất ổn định hơn. Thu hẹp phạm vi ở từng người thì tâm lí con người càng lớn có xu hướng phức tạp hơn, rối rắm hơn cho dù chúng ta muốn nó được ngăn nắp, quy luật hơn. Đơn giản vì ý nghĩ, chính bản thân nó, muốn được tự do.

Nguyên lí Heisenberg: không thể nào ta có thể biết được lúc nào là ta vừa có suy nghĩ chính chắn nhất cuộc đời và sống như ta đã đi hết được cuộc đời. sống không bao giờ đủ, và cũng không thể biết ta sẽ chính chắn tới nhường nào. Trưởng thành không có điểm dừng, nó kéo dài đến lúc chết mà thôi, nên đừng cho rằng mình đã trưởng thành.


« Sửa lần cuối: 06:14:53 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2012 gửi bởi Quỷ kiến sầu »

Logged


ngoisaocodon
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +1/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 42
-Được cảm ơn: 8

Offline Offline

Bài viết: 53


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:53:09 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2012 »

Rất hay. cám ơn nhiều nhé


Logged
landfoci
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 08:05:21 pm Ngày 12 Tháng Bảy, 2012 »

Bài viết quá tuyệt  Cheesy. cám ơn nhiều lắm ho:)


Logged
ngochoan1304
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 1


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 06:23:49 pm Ngày 26 Tháng Ba, 2013 »

Hay lắm ! =d>


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.