Quỷ kiến sầu
Lão làng
Nhận xét: +25/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 65
-Được cảm ơn: 832
Offline
Giới tính:
Bài viết: 745
|
|
« vào lúc: 06:08:36 pm Ngày 05 Tháng Tư, 2012 » |
|
Trước hết, ta chấp nhận không chứng minh một số ý nghĩa “ cuộc sống “ của một vài đại lượng vật lý thuần túy. Khối lượng: cái Tôi X(vị trí): vị trí của ta trong cuộc đời. V(vận tốc): những suy nghĩ của ta a(gia tốc) : sự chính chắn trong suy nghĩ của ta F (lực): những tác động của ngoại cảnh, những mối liên hệ có ảnh hưởng đến ta A(công): những gì ta đã làm được, nhận được từ cuộc sống. Hệ quy chiếu cũng được gắn bằng một đồng hồ và một người quan sát. Và ta chuyển động với vận tốc nhỏ.
Định luật 1 Newton:Khi một ai đó đang ở một trạng thái nào đó, nếu không có ai hay gì đó tác động vào thì người đó sẽ giữ nguyên trạng thái đó mãi mãi. Điều đó có thể hiểu là sẽ tồn tại một đứa trẻ 100 tuổi nếu chúng được “nuôi” trong điều kiện đó. Và chúng ta sẽ như bây giờ mãi mãi. Có lẽ định luật 1 này không đúng trong cái cuộc sống này. May quá. Bởi nếu có trường hợp như vậy thì xã hội này sẽ không thể tiến lên, trái với quy luật vận động của Mác-Lenin.
Định luật 2 Newton: a = F/m. định luật cho rằng sự chính chắn của ta phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, hoàn cảnh sống và tỉ lệ nghịch với cái tôi bản thân. Dễ dàng thấy rằng, khi muốn hoàn thiện bản thân thì con người ta phải cảm nhận thật nhiều cuộc sống này, đồng thời phải hạ cái tôi xuống càng thấp càng tốt. thay a = [tex]\frac{\Delta v}{\Delta t}[/tex], ta được [tex]\Delta v = \frac{F}{m}.\Delta t[/tex], hay những tác động của ngoại cảnh lên cái tôi bản thân trong một khoảng thời gian sẽ làm suy nghĩ của ta thay đổi. Ta chứng minh được suy nghĩ luôn luôn thay đổi, nhưng chiều hướng thì chưa biết trước được.
Định luật 3 Newton: F12 = - F21 cuộc sống tác động lên chúng ta, và chúng ta cũng tác động trở lại cuộc sống với vai trò là một nhân tố trong cuộc sống này, nói hẹp hơn là những mối quan hệ hằng ngày. Chính vì thế, cần nhận thức được giá trị của bản thân. Mặc khác, có người cho rằng áp dụng định luật 3 này là ai đối xử mình sao thì mình đối xử lại vậy. có lẽ định luật sẽ đúng “tốt đẹp” khi ai đó đối xử tốt đẹp, và cái định luật này cũng chả có tốt đẹp gì nữa nếu ai đó làm ta tổn thương, và khi đó nếu ta làm tổn thương họ, cũng theo định luật ấy, ta cũng đau ngần ấy….
Định luật vạn vật hấp: [tex]F = G\frac{Mm}{r^{2}}[/tex]. định luật cho rằng những gì con người tác động lên nhau phụ thuộc vào 2 cái tôi của họ và tỉ lệ nghịch với ‘khoảng cách” giữa họ Sự hấp dẫn giữa họ càng yếu, hay họ đẩy ra xa nhau nếu cái tôi của họ càng lớn, và tất nhiên kèm theo đó là khoảng cách giữa họ cũng xa. Hai con người muốn đến với nhau gần hơn, thì tốt nhất nên hạ cái tôi xuống, cảm nhận người khác và thu hẹp khoảng cách lại.
Định luật bảo toàn và chuyển hóa trong cuộc sống: Cuộc sống này là không đổi, tuyệt đối(xét trong khoảng thời gian con người tồn tại), chỉ có chúng ta là luôn luôn vận động, không ngừng thay đổi. Con người liên tục sinh ra và mất đi, nhưng suy nghĩ lại không tự sinh ra và mất đi, chỉ có sự trao đổi, học hỏi, truyền đạt từ người này sang người khác. Nguyên lí nhiệt động lực học thứ 2: xã hội có xu hướng mất ổn định hơn. Thu hẹp phạm vi ở từng người thì tâm lí con người càng lớn có xu hướng phức tạp hơn, rối rắm hơn cho dù chúng ta muốn nó được ngăn nắp, quy luật hơn. Đơn giản vì ý nghĩ, chính bản thân nó, muốn được tự do.
Nguyên lí Heisenberg: không thể nào ta có thể biết được lúc nào là ta vừa có suy nghĩ chính chắn nhất cuộc đời và sống như ta đã đi hết được cuộc đời. sống không bao giờ đủ, và cũng không thể biết ta sẽ chính chắn tới nhường nào. Trưởng thành không có điểm dừng, nó kéo dài đến lúc chết mà thôi, nên đừng cho rằng mình đã trưởng thành.
|