Vì trên lớp thầy có giảng là : "Ta có quyền chọn gốc thế năng nhưng chọn làm sao cho bài tập nó dễ". Thầy còn nói là "nên chọn gốc thế năng thấp nhất". Nhưng sao em giải một bài bằng cách chọn nhiều gốc thế năng thì toàn ra kết quả khác nhau. Tự dưng em bỗng nảy ra một điều là : "Không có chỗ nào thấp nhất nên ko thể có thế năng thấp nhất". Ví dụ cho một bài tập đơn giản thế này thôi :
Một người đứng trên đỉnh tháp cầm một vật khối lượng 1kg ném lên theo phương thẳng đứng một vận đầu là 5m/s. Biết đỉnh tháp cao 10m. Cho g = 10m/s2. Ko có ma sát.
a/ Tìm cơ năng tại A - vị trí lúc người đó bắt đầu ném
b/ Tìm độ cao cực đại của vật so với mặt đất
c/ Tìm vận tốc cực đại của vật
Bài tập sử dụng định luật bảo toàn cơ năng
Nếu chọn gốc thế năng tại đỉnh tháp thì kết quả ra lại khác với gốc thế năng tại mặt đất.
Nếu nói mặt đất là gốc thế năng thấp nhất thì cũng ko đúng. Trên thực tế thì mặt đất cũng có những cái hố, lại phải có thêm một cái z hố. Thế năng lúc này lại khác --> Cơ năng sẽ khác.
Mới học chương này nên em chưa nắm bắt hết. Nếu có gì sai sót thì các anh hay thầy cô hướng dẫn giùm em. Liệu có cách nào ra kết quả giống nhau khi chọn các gốc thế năng khác nhau không ạ??
Chỉ có câu a là khác thôi, còn b,c không đổi đấy bạn
VD : khi chọn MTN tại đâu thì khi bạn tính thế năng đều phải so nó với mốc thế năng thì ĐLBTCN mới đúng nhé
+ khi bạn chọn mốc thế năng khác thì thế năng sẽ khác nhau, động năng không đổi ==> cơ năng khác
+ GV nói bạn chọn thấp nhất mục đích để khi bạn khảo sát thế năng thì thấy thế năng có dấu >0, còn nếu bạn chọn mốc thế năng cao khi xuống thấp hơn thế năng sẽ < 0, mà điều này làm cho việc giải toán khó khăn đó bạn