03:09:23 pm Ngày 30 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Trong thí nghiệm của I-âng, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,75μm. Nếu thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ' thì thấy khoảng vân giao thoa giảm đi 1,5 lần. Tìm λ'.
Theo mẫu nguyên tử Bo thì trong nguyên tử Hidro, bán kính quỹ đạo dừng của electron trên các quỹ đạo là rn = n2ro, với ro = 0,53.10-10 m; n = 1, 2, 3,… là các số nguyên dương tương ứng với các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử. Gọi v là tốc độ của electron trên quỹ đạo K. Khi nhảy lên quỹ đạo M, electron có tốc độ bằng
Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào chất lỏng có chiết suất n. Tia khúc xạ hợp với mặt thoáng một góc 600 và góc hợp bởi tia khúc xạ và tia tới là 300. Chiết suất của chất lỏng là 
Một con lắc lò xo dao động với biên độ A = m. vị trí xuất hiệncủa quả nặng, khi thế năng bằng động năng của nó là bao nhiêu?
Một sợi dây đàn hồi căng ngang với đầu A cố định đang có sóng dừng. M và N là hai phân tử dao động điều hòa có vị trí cân bằng cách đầu A những đoạn lần lượt là 16 cm và 27 cm. Biết sóng truyền trên dây có bước sóng 24 cm. Tỉ số giữa biên độ dao động của M và biên độ dao động của N là


Trả lời

Bài toán về tán sắc ánh sáng

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: bài toán về tán sắc ánh sáng  (Đọc 10138 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
tiennguyen
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 66
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 41


Email
« vào lúc: 01:58:36 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2012 »

1. Một lăng kính có góc chiết quang A = 30. Một chúm sáng hẹp gồm 2 ánh sáng đơn sắc chiếu đến vuông góc với mặt bên AB, tính góc hợp bởi hai tia sáng ló ra khỏi lăng kính. Biết chiết suất của lăng kính đối với hai ánh sáng trên lần lượt là 1,5 và 1,6.
2. Một lăng kính có góc chiết quang A =60 và làm bằng thủy tinh mà chiết suất đới với ánh sáng đỏ là căn 2, ánh sáng tím là căn 3. chiếu vào mặt bên của lăng kính một chúm tia sáng hẹp. góc tới i của tia sáng SI trên mặt AB phải thỏa mãn điều kiện gì để ko có tia nào trong chúm ánh sáng trắng ko ló ra khỏi mặt bên AC.
cám ơn trước các bạn rất nhiều.


Logged


khanhhuyen
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +1/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 114


I LOVE N A O

forevermissnao
WWW Email
« Trả lời #1 vào lúc: 02:47:08 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2012 »

không biết em làm có đúng ko nhưng theo ý hiểu đề bài thì em thấy có nhiều trường hợp (nên ko tự tin lắm) ví dụ 1 TH như hình


Logged

Sống là một cuộc hành trình dài.
Còn chết chỉ là 1 khoảnh khắc.
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 02:48:30 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2012 »


2. Một lăng kính có góc chiết quang A =60 và làm bằng thủy tinh mà chiết suất đới với ánh sáng đỏ là căn 2, ánh sáng tím là căn 3. chiếu vào mặt bên của lăng kính một chúm tia sáng hẹp. góc tới i của tia sáng SI trên mặt AB phải thỏa mãn điều kiện gì để ko có tia nào trong chúm ánh sáng trắng ko ló ra khỏi mặt bên AC.
cám ơn trước các bạn rất nhiều.


 ~O) Hình như đề em ghi chưa rõ ràng, có phải là: chiếu vào mặt bên của lăng kính một chùm tia sáng trắng hẹp

 ~O) Giải:

Với cùng góc tới i ở mặt AB, do [tex]n_{t}= \sqrt{3}> n_{d}= \sqrt{2}[/tex] nên suy ra được là:[tex]r_{t}< r_{d}[/tex]

Suy ra tiếp ở mặt AC: [tex]i'_{t}> i'_{d}[/tex]

 ~O) Để không có tia ló nào ra khỏi mặt AC thì:

[tex]i'_{d}>\left( i_{gh}}\right)_{do}[/tex] và [tex]i'_{t}>\left( i_{gh}}\right)_{tim}[/tex] (1)

(1) [tex]\Rightarrow sini'_{d}> \frac{1}{n_{d}}= \frac{1}{\sqrt{2}}[/tex] và [tex]sini'_{t}> \frac{1}{n_{t}}= \frac{1}{\sqrt{3}}[/tex]

[tex]\Rightarrow i'_{t}> 35^{0}[/tex] và [tex]i'_{d}> 45^{0}[/tex]

 ~O) Suy ra chỉ cần tia tới mặt AC với góc [tex] i'_{d}> 45^{0}[/tex] là thoả yêu cầu bài toán. (Lớn hơn [tex]45^{0}[/tex] tất nhiên sẽ lớn hơn [tex]35^{0}[/tex])

 ~O) Cuối cùng:

[tex]i'_{d}> 45^{0}\Rightarrow r_{d}<60^{0}-45^{0}= 15^{0}[/tex]

[tex]\Rightarrow sini< \sqrt{2}.sinr(16^{0})\Rightarrow i < 21^{0}28'[/tex]


 ~O) Kết luận: Khi góc tới i thoả: [tex]i < 21^{0}28'[/tex] thì  thoả yêu cầu bài toán.


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
khanhhuyen
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +1/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 114


I LOVE N A O

forevermissnao
WWW Email
« Trả lời #3 vào lúc: 03:06:23 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2012 »

đây là 2TH mình vẽ, tính toán thì bạn tự tính nha, năm mới chúc bạn học tốt, mạnh khỏe. thi đại học đỗ điểm cao nhá.


Logged

Sống là một cuộc hành trình dài.
Còn chết chỉ là 1 khoảnh khắc.
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #4 vào lúc: 05:41:33 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2012 »


1. Một lăng kính có góc chiết quang A = 30. Một chúm sáng hẹp gồm 2 ánh sáng đơn sắc chiếu đến vuông góc với mặt bên AB, tính góc hợp bởi hai tia sáng ló ra khỏi lăng kính. Biết chiết suất của lăng kính đối với hai ánh sáng trên lần lượt là 1,5 và 1,6.


 ~O) Hướng dẫn cách làm. Em tự tính toán nghen.

Góc tới: [tex]i_{1}= 0^{0}[/tex]

Xem hình: (Ta xem hình bên dưới nghen  Cheesy, hình ở bên trên là vẽ tổng quát rồi  :.)) )

(Giả sử 2 tia là tia đỏ và tia tím  Cheesy để dễ ký hiệu thôi.)

 ~O) Tại I: [tex]sini_{1}= nsinr_{1}\Leftrightarrow sin0^{0}= n.sinr_{1}\Rightarrow r_{1}= 0^{0}[/tex]

Suy ra: [tex]r_{2}= A - r_{1}= A = 30^{0}[/tex]

 ~O) Tại J: Với tia đỏ: [tex]n_{d}.sinr_{2}=sini_{2d}\Rightarrow sini_{2d}\Rightarrow i_{2d}[/tex]

Góc lệch của tia ló đỏ so với phương tia tới:  [tex]D_{1}= i_{1} + i_{2d}- A[/tex]

 ~O) Tại J: Với tia tím: [tex]n_{d}.sinr_{2}=sini_{2t}\Rightarrow sini_{2t}\Rightarrow i_{2t}[/tex]

Góc lệch của tia ló tím so với phương tia tới:  [tex]D_{2}= i_{1} + i_{2t}- A[/tex]

 ~O) Góc lệch của 2 tia ló: [tex]\Delta D = D_{2}-D_{1}= i_{2t}- i_{2d}[/tex]

 mmm-) mmm-) mmm-) mmm-) :-j hoc-)

Xem thêm về công thức Lăng Kính: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C4%83ng_k%C3%ADnh
« Sửa lần cuối: 07:15:34 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2012 gửi bởi Điền Quang »

Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
khanhhuyen
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +1/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 114


I LOVE N A O

forevermissnao
WWW Email
« Trả lời #5 vào lúc: 05:59:20 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2012 »

thầy ơi, đề cho là chiếu vuông góc xuống cah ABthì ánh sáng đi thẳng chứ, còn TH khúc xạ xuống mặt đáy của lăng kính thì sao ak


Logged

Sống là một cuộc hành trình dài.
Còn chết chỉ là 1 khoảnh khắc.
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 07:16:17 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2012 »

thầy ơi, đề cho là chiếu vuông góc xuống cah ABthì ánh sáng đi thẳng chứ, còn TH khúc xạ xuống mặt đáy của lăng kính thì sao ak


Xong, đã đính chính lại rồi.  :.)) :.)) :.))


Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
tiennguyen
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 66
-Được cảm ơn: 4

Offline Offline

Bài viết: 41


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 08:58:13 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2012 »

3. Cho lăng kính có góc chiết quang A = 45 đặt trong ko khí. chiếu chùm tia sáng đơn sắc song song hẹp màu lục SI theo phương vuông góc với mặt bên AB cho tia ló ra khỏi lăng kính sát mặt bên AC. tính chiết suất n của lăng kính đối với ánh sáng màu lục và góc lệch D của tia ló so với tia tới.
4. Cho lăng kính có góc chiết quang A đặt trong không khí. chiếu chùm tia SI hẹp gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lục và tím theo phương vưông góc với mặt bên AB. biết rằng tia lục đi sát mặt bên AC. hỏi các tia ló ra khỏi lăng kính gồm những ánh sáng đơn sắc nào? giải thích?
Có 2 bài này, thầy và các bạn chung sức với em nha.


Logged
Xuân Yumi
Học sinh 12
Thầy giáo làng
Lão làng
****

Nhận xét: +35/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 852
-Được cảm ơn: 737

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 1000


yumikokudo95@yahoo.com.vn yumikokudo95 yumikokudo95
Email
« Trả lời #8 vào lúc: 11:17:42 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2012 »

nói 1 chút về bài trc vậy. có câu "đỏ lệch ít tím lệch nhiều" nên muốn tất cả các tia đều ló ra đc thì tia tím phải ló ra đc. muốn tất cả các tia k ló ra thì tia đỏ phải k ló ra.
còn bạn @khanhhuyen. đừng làm phức tạp hóa vấn đề thường thì vs những bài thế này thì lăng kính sẽ rất dài đấy


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 11:39:44 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2012 »

3. Cho lăng kính có góc chiết quang A = 45 đặt trong ko khí. chiếu chùm tia sáng đơn sắc song song hẹp màu lục SI theo phương vuông góc với mặt bên AB cho tia ló ra khỏi lăng kính sát mặt bên AC. tính chiết suất n của lăng kính đối với ánh sáng màu lục và góc lệch D của tia ló so với tia tới.
+Tia màu lục là là mặt bên AC [tex]==> r'=igh(sinigh=\frac{n_{kk}}{n}=\frac{1}{n})[/tex]
+ Tia tới vuông góc AB [tex]==> i=0,r=0 ==> r'=A-r=45=igh[/tex]
[tex]==> sin(45)=\frac{1}{n}) ==> n = \sqrt{2}[/tex]
Trích dẫn
4. Cho lăng kính có góc chiết quang A đặt trong không khí. chiếu chùm tia SI hẹp gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lục và tím theo phương vưông góc với mặt bên AB. biết rằng tia lục đi sát mặt bên AC. hỏi các tia ló ra khỏi lăng kính gồm những ánh sáng đơn sắc nào? giải thích?
Có 2 bài này, thầy và các bạn chung sức với em nha.
+ NX [tex]sin_{igh}=\frac{1}{n}[/tex] Mà [tex]n_d<n_v<n_l<n_t ==> igh_d>igh_v>igh_l>igh_t (*)[/tex]
+ Các tia sáng tới mặt AC với cùng 1 góc tới [tex](i_d=i_v=i_l=i_t=i)[/tex] mà tia lục đi sát mặt phân cách [tex]==> i=igh_l[/tex]
[tex](*)==>  igh_d>igh_v>i>igh_t[/tex]
Ta thấy chỉ có tia tím thỏa mãn điều kiện phản xạ toàn phần ==> chĩ có tia tím là không ló, còn tia đỏ và vàng thì ló ra khỏi lăng kính


Logged
Xuân Yumi
Học sinh 12
Thầy giáo làng
Lão làng
****

Nhận xét: +35/-6
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 852
-Được cảm ơn: 737

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 1000


yumikokudo95@yahoo.com.vn yumikokudo95 yumikokudo95
Email
« Trả lời #10 vào lúc: 11:44:14 pm Ngày 27 Tháng Giêng, 2012 »

sặc. em chưa kịp gửi bài trả lời thì thầy đã nhanh tay hơn rồi. em cũng giải giống thầy nhưng bài 4 ý thầy hơi toán học quá. làm như thế thì tư duy cũng hơi lâu đấy


Logged
Điền Quang
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +125/-8
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 185
-Được cảm ơn: 2994

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 2742


Giáo viên Vật Lý


Email
« Trả lời #11 vào lúc: 12:07:02 am Ngày 28 Tháng Giêng, 2012 »


4. Cho lăng kính có góc chiết quang A đặt trong không khí. chiếu chùm tia SI hẹp gồm 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lục và tím theo phương vưông góc với mặt bên AB. biết rằng tia lục đi sát mặt bên AC. hỏi các tia ló ra khỏi lăng kính gồm những ánh sáng đơn sắc nào? giải thích?
Có 2 bài này, thầy và các bạn chung sức với em nha.


Câu này gần giống câu bên dưới trong đề Đại học 2011.

(Trích từ: bài giải chi tiết đề ĐH 2011 của thầy/cô Phùng Nhật Anh)




Logged

Giang đầu vị thị phong ba ác,
Biệt hữu nhân gian hành lộ nan.
khanhhuyen
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +1/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 114


I LOVE N A O

forevermissnao
WWW Email
« Trả lời #12 vào lúc: 11:02:00 am Ngày 28 Tháng Giêng, 2012 »

nói 1 chút về bài trc vậy. có câu "đỏ lệch ít tím lệch nhiều" nên muốn tất cả các tia đều ló ra đc thì tia tím phải ló ra đc. muốn tất cả các tia k ló ra thì tia đỏ phải k ló ra.
còn bạn @khanhhuyen. đừng làm phức tạp hóa vấn đề thường thì vs những bài thế này thì lăng kính sẽ rất dài đấy
hi, hi, chỉ là khi nhìn bài tập mình nghĩ đến 2 TH đó thôi, hôm trước thầy Điền Quang có nói lại với mình rồi, dù sao cũng thank mọi người


Logged

Sống là một cuộc hành trình dài.
Còn chết chỉ là 1 khoảnh khắc.
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.