10:47:48 pm Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức: u = U 2  cosωt ( trong đó U và ω không đổi) vào hai đầu AB của một đoạn mạch gồm đoạn mạch AM nối tiếp với đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM có cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và biến trở R mắc nối tiếp, đoạn mạch MB chỉ có tụ điện có điện dung C. Biết rằng ω=12LC. Khi thay đổi biến trở đến các giá trị R1 = 2R2 = 0,5R3 thì điện áp hiệu dụng giữa hai điểm AM có giá trị lần lượt U1,  U2,  U3. Kết luận nào sau đây đúng?
Khi nói về dao động điều hòa, kết luận nào sau đây là sai?
Tại thời điểm t = 0,5s, cường độ dòng điện xoay chiều qua mạch bằng 4A, đó là:
Cho các nhận định về quá trình dao động điều hòa của con lắc đơn. 1. Khi quả nặng ở vị trí biên, lực căng dây treo có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của vật. 2. Độ lớn của lực căng dây treo con lắc luôn lớn hơn trọng lượng vật. 3. Chu kỳ dao động của con lắc không phụ thuộc vào biên độ dao động của nó. 4. Khi góc hợp bởi phương dây treo con lắc và phương thẳng đứng giảm, tốc độ của quả nặng sẽ giảm. Các nhận định sai là:
Nam châm không tác dụng lên


Trả lời

Giao thoa ánh sáng.

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giao thoa ánh sáng.  (Đọc 11925 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
ngocnishi
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 15


Email
« vào lúc: 10:43:26 am Ngày 15 Tháng Giêng, 2011 »


1.Trong thí nghiệm Iâng, hai khe cách nhau là 0.8mm cách màn là 1.2m.Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 0.75 và 0.5 micromett vào 2 khe iÂng.Nếu bề rộng vùng giao thoa là 10mm thì có bao nhiêu vân sáng có màu giồng màu vân trung tâm.
2.Khoảng cách giữa 2 khe S1 và S2 bằng 1mm.Khoảng cách từ màn tới 2 khe bằng 3m.Đặt sau khe S1 một bản mặt song song phẳng có chiết suất n=1.5 và độ dày 10micromet.Người ta đổ thêm vào giữa màn và khe 1 chất lỏng chiết suất n=1.4.Hệ thống vân dịch chuyển khỏi vân trung tâm như thế nào?


Logged


hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:27:26 am Ngày 15 Tháng Giêng, 2011 »

Bài 1: Bạn có thể tính được số vân sáng của mỗi bức xạ trên vùng giao thoa rộng 10mm bằng cách sau:
[tex]i_{1}=\frac{\lambda _{1}D}{a}=\frac{0,75.10^{-3}1,2.10^{3}}{0,8}=1,125mm[/tex]
[tex]i_{2}=\frac{\lambda _{2}D}{a}=\frac{0,5.10^{-3}1,2.10^{3}}{0,8}=0,75mm[/tex]
Số vân sáng của từng bức xạ cho trên màn là:
Lập các tỉ số:[tex]\frac{L}{2i_{1}}=\frac{10}{2.1,125}=4,4;\frac{L}{2i_{2}}=\frac{10}{2.0,75}=6,67[/tex]
Vậy số vân sáng của bức xạ 1 là: Ns1= 2.4 + 1 = 9; Ns2 = 2.6 + 1 = 13.
Mặt khác ta có các vị trí mà hai bức xạ cho các vân sáng trùng nhau là:[tex]x_{s1}=x_{s2}\Rightarrow k_{1}\frac{\lambda _{1}D}{a}=k_{2}\frac{\lambda _{2}D}{a}[/tex]
[tex]k_{1}\lambda _{1}=k_{2}\lambda _{2}\Rightarrow k_{1}=\frac{k_{2}\lambda _{2}}{\lambda _{1}}=k_{2}\frac{0,5}{0,75}=k_{2}\frac{2}{3}[/tex]
Để k1 là số nguyên thì k2 phải chia hết cho 3: vậy k2 nhận các giá trị: 0, 3, 6, 9, 12, ...
Tương ứng k1 nhận các giá trị: 0, 2, 4, 6, 8, 10, ....
Vậy số vân sáng của hai ánh sáng trùng nhau là: 4.
Chúc bạn học tốt!
Hiepsinhi!


Logged

Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« Trả lời #2 vào lúc: 11:30:55 am Ngày 15 Tháng Giêng, 2011 »

À mình nói rõ vì sao lại là 4 vì HS của mình cũng hay vào mạng xem bài giải.
Nửa vùng giao thoa thì bức xạ 1 có các vân sáng bậc: 1,2,3,4; Bức xạ hai có các vân sáng bậc: 1,2,3,4,5,6. Vậy trên nửa vùng thì vân sáng bậc 2,4 của bức xạ 1 sẽ trùng với vân sáng bậc 3,6 của bức xạ thứ 2. Không tính vân trung tâm thì trên cả vùng có 4 vân sáng trùng nhau và có màu giống màu của vân trung tâm.


Logged

Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
nguyen van dat
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +6/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 18
-Được cảm ơn: 73

Offline Offline

Bài viết: 141


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 02:09:13 pm Ngày 15 Tháng Giêng, 2011 »


1.Trong thí nghiệm Iâng, hai khe cách nhau là 0.8mm cách màn là 1.2m.Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 0.75 và 0.5 micromett vào 2 khe iÂng.Nếu bề rộng vùng giao thoa là 10mm thì có bao nhiêu vân sáng có màu giồng màu vân trung tâm.
2.Khoảng cách giữa 2 khe S1 và S2 bằng 1mm.Khoảng cách từ màn tới 2 khe bằng 3m.Đặt sau khe S1 một bản mặt song song phẳng có chiết suất n=1.5 và độ dày 10micromet.Người ta đổ thêm vào giữa màn và khe 1 chất lỏng chiết suất n=1.4.Hệ thống vân dịch chuyển khỏi vân trung tâm như thế nào?
Bài 2.
Nếu đổ chất lỏng trước, sau đó đặt bản mỏng sau, thì độ dịch chuyển của hệ vân vẫn như vậy. Vì vậy, bạn có thể hình dung hiện tượng của bài toán này xảy ra theo hai giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Đổ chất lỏng vào, vân trung tâm vẫn ở chỗ cũ(vì sự đối xứng vẫn được duy trì ở hai bên đường trung trực của S1S2). Tuy nhiên, do bước sóng của ánh sáng giảm so  với trước(vì tốc độ của ánh sáng trong điện môi nhỏ hơn trong chân không, còn tần số thì vẫn vậy), nên khoảng vân cũng giảm theo. Vậy vân trung tâm không thay đổi vị trí, nhưng các vân sáng ở hai bên thì dịch chuyển lại gần vân trung tâm.
Giai đoạn 2. Đặt bản mỏng vào, chiết suất tỉ đổi của bản mỏng so với môi trường chứa nó là ntd = 1,5/1,4. Lúc này, khoảng vân thì không đổi so với trước khi đặt bản mỏng, nhưng toàn bộ hệ vân thì bị dịch đi so với trước khi đặt bản mỏng một đoạn x0 = (ntd - 1)eD/a. Thay số vào bạn sẽ tính được kết quả của bài toán.
Ghi chú:  + Yêu cầu của bài toán nên đặt lại là: ' Vân sáng trung tâm dịch chuyển một đoạn bằng bao nhiêu? về phía nào?)
             + Vì sao hệ vân lại dịch chuyển về phía đặt bản mỏng? Vì sao lại có công thức (ntd - 1)eD/a? Bạn hãy tìm đọc trong các sách tham khảo. Hầu như quyển nào cũng có.
             + Bạn có thể tư duy thêm: Nếu chất lỏng đổ vào có chiết suất là 1,6 thì kết quả thế nào?


Logged
hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« Trả lời #4 vào lúc: 10:45:58 pm Ngày 15 Tháng Giêng, 2011 »

Hiepsinhi xin chào thầy Đạt. Cảm ơn thầy đã gợi ý bài 2. Tôi mới làm được bài 1 thì lại bận nên không làm tiếp được. Hii nhờ thầy tiếp sức thật may mắn. Chúc thầy Đạt luôn mạnh khỏe và đóng góp nhiều hơn nữa cho diến đàn.


Logged

Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
ngocnishi
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 15


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 09:54:12 am Ngày 16 Tháng Giêng, 2011 »


1.Trong thí nghiệm Iâng, hai khe cách nhau là 0.8mm cách màn là 1.2m.Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 0.75 và 0.5 micromett vào 2 khe iÂng.Nếu bề rộng vùng giao thoa là 10mm thì có bao nhiêu vân sáng có màu giồng màu vân trung tâm.
2.Khoảng cách giữa 2 khe S1 và S2 bằng 1mm.Khoảng cách từ màn tới 2 khe bằng 3m.Đặt sau khe S1 một bản mặt song song phẳng có chiết suất n=1.5 và độ dày 10micromet.Người ta đổ thêm vào giữa màn và khe 1 chất lỏng chiết suất n=1.4.Hệ thống vân dịch chuyển khỏi vân trung tâm như thế nào?
Bài 2.
Nếu đổ chất lỏng trước, sau đó đặt bản mỏng sau, thì độ dịch chuyển của hệ vân vẫn như vậy. Vì vậy, bạn có thể hình dung hiện tượng của bài toán này xảy ra theo hai giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Đổ chất lỏng vào, vân trung tâm vẫn ở chỗ cũ(vì sự đối xứng vẫn được duy trì ở hai bên đường trung trực của S1S2). Tuy nhiên, do bước sóng của ánh sáng giảm so  với trước(vì tốc độ của ánh sáng trong điện môi nhỏ hơn trong chân không, còn tần số thì vẫn vậy), nên khoảng vân cũng giảm theo. Vậy vân trung tâm không thay đổi vị trí, nhưng các vân sáng ở hai bên thì dịch chuyển lại gần vân trung tâm.
Giai đoạn 2. Đặt bản mỏng vào, chiết suất tỉ đổi của bản mỏng so với môi trường chứa nó là ntd = 1,5/1,4. Lúc này, khoảng vân thì không đổi so với trước khi đặt bản mỏng, nhưng toàn bộ hệ vân thì bị dịch đi so với trước khi đặt bản mỏng một đoạn x0 = (ntd - 1)eD/a. Thay số vào bạn sẽ tính được kết quả của bài toán.
Ghi chú:  + Yêu cầu của bài toán nên đặt lại là: ' Vân sáng trung tâm dịch chuyển một đoạn bằng bao nhiêu? về phía nào?)
             + Vì sao hệ vân lại dịch chuyển về phía đặt bản mỏng? Vì sao lại có công thức (ntd - 1)eD/a? Bạn hãy tìm đọc trong các sách tham khảo. Hầu như quyển nào cũng có.
             + Bạn có thể tư duy thêm: Nếu chất lỏng đổ vào có chiết suất là 1,6 thì kết quả thế nào?

em cảm ơn thầy ạ?thầy có thể giảng luôn cho em về trường hợp nếu n=1,6 được ko ạ?lúc đó chắc là vẫn phải tính ntd?


Logged
ngocnishi
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 15


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 10:01:19 am Ngày 16 Tháng Giêng, 2011 »

À mình nói rõ vì sao lại là 4 vì HS của mình cũng hay vào mạng xem bài giải.
Nửa vùng giao thoa thì bức xạ 1 có các vân sáng bậc: 1,2,3,4; Bức xạ hai có các vân sáng bậc: 1,2,3,4,5,6. Vậy trên nửa vùng thì vân sáng bậc 2,4 của bức xạ 1 sẽ trùng với vân sáng bậc 3,6 của bức xạ thứ 2. Không tính vân trung tâm thì trên cả vùng có 4 vân sáng trùng nhau và có màu giống màu của vân trung tâm.

thầy ơi em làm thế này được ko ạ:ta có Xs1=Xs2,k1/k2=2/3,it=2,25mm,Ns=[L/2it].2+1=5 vân sáng.số vân sáng ko kể vân trung tâm là:5-1=4.Thầy xem giúp em nhé.Em cảm ơn thầy nhiều.Thầy dạy ở trường nào ạ?


Logged
hiepsi_4mat
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +17/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 49
-Được cảm ơn: 323

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 449



Email
« Trả lời #7 vào lúc: 10:46:25 pm Ngày 16 Tháng Giêng, 2011 »

Cảm ơn bạn đã hỏi thăm. Mình không muốn lộ diện trên mạng mà muốn âm thầm giúp đỡ mọi người. Mình là hiepsinhi hii. Cách làm của bạn hơi lạ hii cứ thử ứng dụng làm các bài khác xem kết quả thế nào nhé! Mình cũng hay sáng tạo PP giải bài tập nhưng vẫn phải thông qua thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn. Chúc bạn học tốt.


Logged

Con đường tốt nhất để vượt qua gian khổ là đi xuyên qua nó.
ngocnishi
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 15


Email
« Trả lời #8 vào lúc: 09:45:06 am Ngày 17 Tháng Giêng, 2011 »

Cảm ơn bạn đã hỏi thăm. Mình không muốn lộ diện trên mạng mà muốn âm thầm giúp đỡ mọi người. Mình là hiepsinhi hii. Cách làm của bạn hơi lạ hii cứ thử ứng dụng làm các bài khác xem kết quả thế nào nhé! Mình cũng hay sáng tạo PP giải bài tập nhưng vẫn phải thông qua thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn. Chúc bạn học tốt.
thế muốn xem các pp giải bài sáng tạo của thầy thì xem ở đâu ạ?nhân tiện thầy giảng luôn cho em bai này:Một anten parabol đặt tại điểm O trên mặt đất,phát ra một sóng truyền theo phương làm với mặt phẳng ngang một góc 45 độ hướng lên cao.Sóng này phản xạ trên tầng điện ly,rồi trở lại gặp mặt đất ở điểm M.Cho bán kính Trái Đất R=6400km.Tâng điện li coi như một lớp cầu ở độ cao 100km trên mặt đất.Cho 1 phút=3.10^-4 Rad.Tính độ dài cung OM.


Logged
nguyen van dat
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +6/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 18
-Được cảm ơn: 73

Offline Offline

Bài viết: 141


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 10:37:59 am Ngày 17 Tháng Giêng, 2011 »

KHó có thể trả lời câu hỏi của em ở ngay tại đây. em có thể tham khảo thêm về giao thoa ánh sáng ở đây nhé:http://thuvienvatly.com/home/component/option,com_remository/Itemid,215/func,fileinfo/id,10949/


Logged
ngocnishi
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 15


Email
« Trả lời #10 vào lúc: 03:49:33 pm Ngày 17 Tháng Giêng, 2011 »

KHó có thể trả lời câu hỏi của em ở ngay tại đây. em có thể tham khảo thêm về giao thoa ánh sáng ở đây nhé:http://thuvienvatly.com/home/component/option,com_remository/Itemid,215/func,fileinfo/id,10949/
thầy ơi sao em không mở đươc ạ


Logged
nguyen van dat
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +6/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 18
-Được cảm ơn: 73

Offline Offline

Bài viết: 141


Email
« Trả lời #11 vào lúc: 04:29:48 pm Ngày 17 Tháng Giêng, 2011 »

KHó có thể trả lời câu hỏi của em ở ngay tại đây. em có thể tham khảo thêm về giao thoa ánh sáng ở đây nhé:http://thuvienvatly.com/home/component/option,com_remository/Itemid,215/func,fileinfo/id,10949/
thầy ơi sao em không mở đươc ạ
Hãy vào google.com.vn tìm và tải chương trình đọc file pdf miễn phí foxit reader. Các tài liệu thày và nhiều thày khác đưa lên ở định dạng này, nó rất dễ đọc.


Logged
Trần Triệu Phú
Giáo Viên
Administrator
Lão làng
*****

Nhận xét: +32/-11
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 108
-Được cảm ơn: 180

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 792

Loving and Dying for my God

trieuphu05
WWW Email
« Trả lời #12 vào lúc: 05:57:08 pm Ngày 17 Tháng Giêng, 2011 »

Link download foxit reader đây em: http://thuvienvatly.com/home/component/option,com_remository/Itemid,215/func,fileinfo/id,1383/

Search trên TVVl là có hết từ A đến Z à Smiley)


Logged

Tags: giao thoa ánh sáng 
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.