Đúng rồi, như vậy sau các hồi thảo luận ta có thể rút ra một số điểm chính sau:
1. 2 nguồn giao thoa trên bết bề mặt chất lỏng như ta đã quen là nguồn sóng ngang truền dc trên bề mặt mà không truyền dc trong lòng chất lỏng.
2. Với 2 nguồn kết hợp đó (tức là với cách thức dùng 2 kim cho dao động, tạo giao thoa trên bề mặt chất lòng) không thể tạo ra sóng trong lòng chất lỏng được vì vậy k có giao thoa (do không có sóng, lấy đâu giao thoa!)
3. Trong kim loại và trong lòng chất lỏng, chỉ có sóng dọc là truyền được. Do đó hiển nhiên tạo được các nguồn phát sóng dọc trong lòng chất lỏng và sẽ tạo ra các nguồn kết hợp. Từ đó sẽ có giao thoa.
Như vậy trên bề mặt hay trong lòng chất lỏng đều có giáo thoa nhưng
loại sóng là khác nhau. Khi đề bài nói về giao thoa thì có lẽ mình k nên quan tâm tới loại và nguồn tạo sóng vì hiển nhiên là người ta đã làm rồi
. Còn khi hỏi với 2 nguồn đã tạo giao thoa trên mặt nước thì khi đưa vào trong lòng chất lỏng sẽ không tạo giao thoa.
Các anh em có đồng ý với các kết luận của mình không.
Có một số thắc mắc ở đây.
Ở ý 3, theo suy luận thì sẽ có giao thoa trong lòng chất lỏng, nhưng
có hiện tượng thực tế nào cho thấy điều đó hay không? Và nếu muốn quan sát thì phương án để quan sát như thế nào? Vân giao thoa có dạng như thế nào? (vì đây là sóng cầu)
Xin cảm ơn