10:27:06 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Chiếu ba tia sáng truyền từ không khí đến ba môi trường trong suốt 1, 2, 3 dưới cùng góc tới i thì góc khúc xạ lần lượt trong ba môi trường l à  r1,r2,r3 với  r1>r2>r3.  Hiện tượng phản xạ toàn không thể xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường
Điện năng được truyền từ nơi phát đến một khu dân cư bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là 90%. Khi công suất sử dụng điện của khu dân cư này tăng thêm a% thì hiệu suất truyền tải điện là 88,86%. Biết rằng điện áp nơi phát luôn được giữ không đổi và hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng hỗn hợp gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm và 660 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn. Biết vân sáng chính giữa (trung tâm) ứng với hai bức xạ trên trùng nhau. Khoảng cách từ vân chính giữa đến vân gần nhất cùng màu với vân chính giữa là:
Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uB = acos20πt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn A. Khoảng cách AM là
Khung dây kim loại phẳng có diện tích S, có N vòng dây, quay đều với tốc độ góc $$\omega$$ quanh trục vuông góc với đường sức của một từ trường đều $$\vec{B}$$. Chọn gốc thời gian t = 0 s là lúc pháp tuyến $$\vec{n}$$ của khung dây có chiều trùng với chiều của vectơ cảm ứng từ $$\vec{B}$$. Biểu thức xác định suất điện động cảm ứng e xuất hiện trong khung dây là


Trả lời

Bài tập lực từ lớp 11 khó

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bài tập lực từ lớp 11 khó  (Đọc 13017 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
hstb
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 116
-Được cảm ơn: 3

Offline Offline

Bài viết: 128


Email
« vào lúc: 11:04:02 pm Ngày 02 Tháng Mười Một, 2014 »

Phiền các thầy giúp em giải hai bài tập này được không ạ? Em đang học trước chương này nên còn hơi lơ mơ, các thầy giúp em vẽ hình của hai bài tập này với, em xin cảm ơn ạ  [-O<

Bài 1: Hai dòng điện thẳng đặt song song cách nhau 20cm mang hai dòng điện cùng chiều [tex]I_1=I_2=20A[/tex], dòng điện thứ 3 đặt song song với hai dòng điện trên và thuộc mặt phẳng trung trực của 2 dòng I1, I2; cách mặt phẳng này một khoảng d. Biết [tex]I_3=10A[/tex] và ngược chiều với [tex]I_1[/tex].
a) Tính lực từ tác dụng lên 1m dòng [tex]I_3[/tex] nếu d = 10cm.
b) Tìm d để lực từ tác dụng lên 1m dòng [tex]I_3[/tex] đạt cực đại, cực tiểu?

Bài 2: Hai dòng điện thẳng dài vô hạn đặt song song cách nhau 30cm mang hai dòng điện cùng chiều [tex]I_1= 20A[/tex], [tex]I_2=40A[/tex].
a) Xác định vị trí đặt dòng [tex]I_3[/tex] để lực từ tác dụng lên [tex]I_3[/tex] là bằng không.
b) Xác định chiều và cường độ của [tex]I_3[/tex] để lực từ tác dụng lên [tex]I_1[/tex] cũng bằng không. Kiểm tra trạng thái của dây [tex]I_2[/tex] lúc này?
« Sửa lần cuối: 11:08:37 pm Ngày 02 Tháng Mười Một, 2014 gửi bởi master.amadeus »

Logged


Trần Văn Hậu
Thầy giáo - Tháo giầy - Thấy giàu
Moderator
Thành viên triển vọng
*****

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 8
-Được cảm ơn: 65

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 88


U Minh Cốc


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 04:26:03 pm Ngày 26 Tháng Mười Một, 2014 »


Bài 1: Hai dòng điện thẳng đặt song song cách nhau 20cm mang hai dòng điện cùng chiều [tex]I_1=I_2=20A[/tex], dòng điện thứ 3 đặt song song với hai dòng điện trên và thuộc mặt phẳng trung trực của 2 dòng I1, I2; cách mặt phẳng này một khoảng d. Biết [tex]I_3=10A[/tex] và ngược chiều với [tex]I_1[/tex].
a) Tính lực từ tác dụng lên 1m dòng [tex]I_3[/tex] nếu d = 10cm.
b) Tìm d để lực từ tác dụng lên 1m dòng [tex]I_3[/tex] đạt cực đại, cực tiểu?

a) Lực của dòng I1 tác dụng lên I3: [tex]F_{13} = 2.10^{-7}.\frac{I_{1}I_{3}}{r} = 2.10^{-7}\frac{20.10}{0,1\sqrt{2}}[/tex] = [tex]2\sqrt{2}.10^{-4} N[/tex]
Tương tự, Lực của dòng I2 tác dụng lên I3: [tex]F_{23}= 2.10^{-7}.\frac{I_{2}I_{3}}{r} = 2.10^{-7}\frac{20.10}{0,1\sqrt{2}}[/tex] = [tex]2\sqrt{2}.10^{-4} N[/tex]
Vậy lực tổng hợp tác dụng lên I3: [tex]F = 2.F_{13}cos\alpha =2.F_{13}.cos45^{0} = 2.10^{-4} N[/tex]
b) Do tính đối xứng nên lực tổng hợp tác dụng lên I3 trong trường hợp tổng quát:
[tex]F' = 2.F'_{13}.cos\alpha =2.2.10^{-7}.\frac{I_{1}I_{3}}{\sqrt{d^{2}+0,1^{2}}}.\frac{d}{\sqrt{d^{2}+0,1^{2}}} = 4.10^{-7}\frac{I_{1}I_{3}.d}{d^{2}+0,1^{2}}[/tex]
Vậy Fmin = 0 khi d = 0. Khi đó I3 nằm tại trung điểm của đoạn nối I1 và I2
Fmax khi d = 0,1 m (đáp án ở câu a)
(Chứng minh:[tex]F' = 4.10^{-7}\frac{I_{1}I_{3}.d}{d^{2}+0,1^{2}} = 4.10^{-7}\frac{I_{1}I_{3}}{d+\frac{0,1^{2}}{d}}[/tex]
F' max khi mẫu min, áp dụng bất đắng thức Côsi cho mẫu. Ta được d = 0,1 m)



Logged

Trường Giang hậu lãng thôi tiền lãngSự
 thế kim nhân quán cổ nhân.
0978.919.804
Trần Văn Hậu
Thầy giáo - Tháo giầy - Thấy giàu
Moderator
Thành viên triển vọng
*****

Nhận xét: +0/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 8
-Được cảm ơn: 65

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 88


U Minh Cốc


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 04:57:00 pm Ngày 26 Tháng Mười Một, 2014 »

Bài 2: Hai dòng điện thẳng dài vô hạn đặt song song cách nhau 30cm mang hai dòng điện cùng chiều [tex]I_1= 20A[/tex], [tex]I_2=40A[/tex].
a) Xác định vị trí đặt dòng [tex]I_3[/tex] để lực từ tác dụng lên [tex]I_3[/tex] là bằng không.
b) Xác định chiều và cường độ của [tex]I_3[/tex] để lực từ tác dụng lên [tex]I_1[/tex] cũng bằng không. Kiểm tra trạng thái của dây [tex]I_2[/tex] lúc này?

a) Để lực từ tác dụng lên I3 bằng không thì [tex]\vec{F} = \vec{F_{13}} +\vec{F_{23}} = \vec{0}[/tex]
Hay [tex]\vec{F_{13}}= - \vec{F_{23}}[/tex]
Hai vecto này cùng độ lớn nhưng ngược hướng nên I3 chỉ được nằm trên đoạn nối liền I1 và I2
Gọi C là vị trí của dòng I3 (hình vẽ)

Vì 2 lực cùng độ lớn nên: [tex]F_{13}=F_{23} \Rightarrow 2.10^{-7}\frac{I_{1}I_{3}}{x} = 2.10^{-7}\frac{I_{2}I_{3}}{d - x}[/tex]
Giải ra được x = 10 cm
b) Xét tại dòng I1. Vì I2 và I1 hút nhau nên để lực tác dụng lên I1 bằng không thì I3 phải đẩy I1. Do đó I3 ngược chiều với I1 và I2
Theo điều kiện cân bằng thì [tex]F_{21} = F_{31}\Rightarrow 2.10^{-7}\frac{I_{2}I_{1}}{0,3} = 2.10^{-7}\frac{I_{3}I_{1}}{0,1}\Rightarrow I_{3} = \frac{I_{2}}{3}[/tex]
Dễ dàng kiểm tra được tại I2 thì F12 = F32



Logged

Trường Giang hậu lãng thôi tiền lãngSự
 thế kim nhân quán cổ nhân.
0978.919.804
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.