06:21:47 am Ngày 31 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào
Cho điện tích dịch chuyển giữa hai điểm cố định trong một điện trường đều có cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là
Bốn nguồn điện, mỗi nguồn có suất điện động ε=4,5 V và điện trở trong , được mắc song song với nhau và mắc với điện trở ngoài  để tạo thành mạch kín. Cường độ dòng  điện đi qua R bằng
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos( ω t) vào hai đầu đoạn mạch chứa điện trở thuần R mắc nối tiếp cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L. Biết R = 30 Ω , ZL = 40 Ω . Hệ số công suất của đoạn mạch bằng?
Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có r=30 Ω , ZL=40 và tụ điện có điện dung thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u=200cos100πtV (U0 không đổi và t được tính bằng giây). Thay đổi C để điện áp hiệu dụng trên cuộn dây là lớn nhất. Giá trị lớn nhất này là


Trả lời

Axit cacboxylic

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Axit cacboxylic  (Đọc 5109 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
allstar(HSBH)
Thành viên triển vọng
**

Nhận xét: +66/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 190
-Được cảm ơn: 68

Offline Offline

Bài viết: 74


Email
« vào lúc: 12:52:38 pm Ngày 23 Tháng Tám, 2014 »

 Hỗn hợp X chứa 3 axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm 1 axit no và 2 axit không no đều có 1 liên kết đôi (C=C). Cho m g X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NAOH 2M, thu được 25,56 g hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m g X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NAOH dư khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 g. Tổng khối lượng của 2 axit cacboxylic không no trong m g X là?

Mọi người giúp mình trả lời với.     


Logged


1412
Học Sinh
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +14/-1
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 60
-Được cảm ơn: 91

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 133


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 08:49:19 pm Ngày 23 Tháng Tám, 2014 »

Hỗn hợp X chứa 3 axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm 1 axit no và 2 axit không no đều có 1 liên kết đôi (C=C). Cho m g X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NAOH 2M, thu được 25,56 g hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m g X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NAOH dư khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 g. Tổng khối lượng của 2 axit cacboxylic không no trong m g X là?

Mọi người giúp mình trả lời với.     
Mình xin giải bài này như sau:
- Khi cho X  (hỗn hợp axit đơn) tác dụng với NaOH: [tex]n_{NaOH}=n_{X}=n_{H_{2}O}=0,15.2=0,3(mol)[/tex]
=> Bảo toàn khối lượng, ta có: [tex]m_{X}=m_{muoi}+m_{H_{2}O}-m_{NaOH}=25,56+18.0,3-40.0,3=18,96(g)[/tex]
(Do tác dụng vừa đủ thì các chất tham gia đều hết)
=> [tex]M_{X}=\frac{m_{X}}{n_{X}}=\frac{18,96}{0,3}=63,2[/tex]
Vì có axit đơn, không no có 1 liên kết đôi C=C nên số C của axit phải từ 3 trở lên ( từ axit [tex]C_{3} H_{4} O_{2}[/tex] (M=72) trở lên) có M luôn lớn hơn 63,2 => Axit no là axit có M=60 (CH3COOH) hoặc M=46 (HCOOH)
- Giả sử [tex]\begin{cases} n_{CO_{2}}= x(mol) \\ n_{H_{2}O}= y(mol) \end{cases}[/tex]
Hấp thụ sản phẩm cháy vào dd NaOH nên [tex]m_{CÓ_{2}}+ m_{H_{2}O}=m_{tang}=40,08 (g)[/tex]
Bảo toàn khối lượng có:
[tex]m_{O_{2}}= m_{CÓ_{2}}+ m_{H_{2}O} - m_{X}=21,12(g)\Rightarrow n_{O_{2}}=0,66 (mol)[/tex]
Vì X gồm axit đơn (2O) nên [tex]n_{O_{X}}=2.n_{X}=0,6 (mol)[/tex]
Bảo toàn O, ta có: [tex]n_{O_{sp chay}}=n_{O_{(X)}}+n_{O_{(O_{2})}}=0,6 + 0,66.2=1,92 (mol)[/tex]
Ta có hệ PT:
[tex]\begin{cases} 44x +18y= 40,08 \\ 2x+y= 1,92 \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} x= 0,69 \\ y= 0,54 \end{cases}[/tex]
( cái PT dưới là bảo toàn O của nước và CO2)
Vì axit no, đơn hở khi cháy có [tex]n_{CO_{2}} = n_{H_{2}O}[/tex], còn axit có 1 liên kết đôi C=C thì [tex]n_{CO_{2}} > n_{H_{2}O}[/tex] và [tex]n_{axit khong no} =n_{CO_{2}} - n_{H_{2}O}[/tex] (CO2 và H2O là của từng axit đốt cháy )
Nên xét cả hỗn hợp X, ta có: [tex]n_{axit khong no} =n_{CO_{2}} - n_{H_{2}O}=0,15 (mol)[/tex] (vì CO2 và H2O của axit no đã tự triệt tiêu)
=> [tex]n_{axit no} =n_{X}-n_{axit khong no}=0,15 (mol)[/tex]
=> Nếu axit no là CH3COOH thì [tex]m_{axit khong no} =m_{X}-m_{axit no}=18,96-0,15.60=9,96 (g)[/tex]
     Nếu axit no là HCOOH thì [tex]m_{axit khong no} =m_{X}-m_{axit no}=18,96-0,15.46=12,06 (g)[/tex]
Nếu em làm sai mong mọi người sửa lại giúp em với ạ
Vì bài này ra đến 2 đáp án nên không chắc lắm ạ


Logged
tabaothang97@gmail.com
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 6

Offline Offline

Bài viết: 14


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 10:39:27 pm Ngày 23 Tháng Tám, 2014 »

 n axit = n NaOH =0,3 mol
 m= m muối +m H 2O -m NaOH =18,96g
 suy ra M=63,2 suy ra axit no đó là HCOOH hoặc CH 3COOH
 TH1 HOOH a molvà C nH 2n-2O 2 b mol
Suy ra       a+b=0,3 và 46a +30b+14nb=18,96 và 44a+18a+44nb+18b(n-1)=40,08
 Suy ra a=0,15 và b=0,15 và n=3,6 thỏa mãn suy ra m khôngno =12,06g
 TH2 CH3COOH a mol  và  C nH 2n-2O 2 b mol
Suy ra a+b=0,3 và 60a+30b+14nb=18,96 và 124a+44nb+18b(n-1)=40,08 suy ra a=0,15 và b=0,15 và n=2,6  (Loại vì ait không no phải có tối thiểu 3C)                 


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.