09:54:12 pm Ngày 23 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Cho sóng ngang có phương trình sóng u=5cos(5t-x30)(mm)(x  tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng là:
Khi bị nung nóng đến 30000C thì thanh Vonfram phát ra các bức xạ
Trên mặt chất lỏng, tại hai điểm S1 và S2, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình uA=uB=5cos40πt  (uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s). Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Điểm M trên mặt chất lỏng cách đều hai nguồn S1, S2 dao động với biên độ
Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 50 mH và tụ có điện dung 5 μF. Điện áp cực đại trên tụ 12 V. Tính giá trị điện áp giữa hai bản tụ khi độ lớn cường độ dòng điện là 0,045  A?
Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt?


Trả lời

Máy biến áp bị quấn ngược vài vòng

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Máy biến áp bị quấn ngược vài vòng  (Đọc 11123 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« vào lúc: 05:56:27 pm Ngày 17 Tháng Sáu, 2014 »

1. Một máy biến áp được thiết kế để hạ thế từ 220V xuống 110 V, số vòng sơ cấp là 220 vòng, số vòng thứ cấp là 110 vòng. Người thợ sơ ý quấn ngược 5 vòng cuộn thứ cấp. Nếu đặt U1 = 220V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp ra đo được bằng vôn kế điện trở vô cùng lớn ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu?
Bài này tôi cho rằng: điện áp đo được là 100 V.
2. Một máy biến áp được thiết kế để hạ thế từ 220V xuống 110 V, số vòng sơ cấp là 220 vòng, số vòng thứ cấp là 110 vòng. Người thợ sơ ý quấn ngược 5 vòng cuộn sơ cấp. Nếu đặt U1 = 220V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp ra ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu?
Bài này tôi cho rằng: điện áp ra ở cuộn thứ cấp vẫn là 110 V.
Mong diễn đàn cho ý kiến. Xin cảm ơn!


Logged


Mai Minh Tiến
SV Multimedia PTIT
Lão làng
*****

Nhận xét: +63/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 156
-Được cảm ơn: 724

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1277


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 06:20:36 pm Ngày 17 Tháng Sáu, 2014 »

1.
Theo như cách giải e vẫn biết thì
ta có
[tex]\frac{220}{U2} = \frac{220}{110 -2.5}[/tex]
vậy U2 = 100


Logged
Mai Minh Tiến
SV Multimedia PTIT
Lão làng
*****

Nhận xét: +63/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 156
-Được cảm ơn: 724

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1277


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 06:26:36 pm Ngày 17 Tháng Sáu, 2014 »

2.
theo e
[tex]\frac{220}{U2} = \frac{220- 2.5}{110}[/tex]
=> U2


Logged
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 06:38:25 pm Ngày 17 Tháng Sáu, 2014 »

Cảm ơn diễn giả ☆bad !
theo e, lý luận thế nào để được:
[tex]\frac{220}{U2} = \frac{220- 2.5}{110}[/tex]
Xin cảm ơn!
« Sửa lần cuối: 07:10:44 pm Ngày 17 Tháng Sáu, 2014 gửi bởi Điền Quang »

Logged
Ngọc Anh
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +24/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 170
-Được cảm ơn: 199

Offline Offline

Giới tính: Nữ
Bài viết: 351



Email
« Trả lời #4 vào lúc: 07:10:40 pm Ngày 17 Tháng Sáu, 2014 »

Cảm ơn diễn giả ☆bad !
theo e, lý luận thế nào để được:
\frac{220}{U2} = \frac{220- 2.5}{110}
Xin cảm ơn!

Theo em ( chỉ là theo em thôi nhé ) thì khi mà mình cuốn ngược n vòng thì không những cuộn sơ cấp hay thứ cấp bị thiếu n vòng mà từ thông do những vòng dây cuốn ngược này còn triệt tiêu với từ thông sinh ra bởi các vòng quấn đúng. Mà từ thông thì tạo suất điện động trên cuộn dây => trừ đi 2n


Logged

Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan
Mai Minh Tiến
SV Multimedia PTIT
Lão làng
*****

Nhận xét: +63/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 156
-Được cảm ơn: 724

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1277


Email
« Trả lời #5 vào lúc: 07:28:27 pm Ngày 17 Tháng Sáu, 2014 »

Cảm ơn diễn giả ☆bad !
theo e, lý luận thế nào để được:
\frac{220}{U2} = \frac{220- 2.5}{110}
Xin cảm ơn!

Theo em ( chỉ là theo em thôi nhé ) thì khi mà mình cuốn ngược n vòng thì không những cuộn sơ cấp hay thứ cấp bị thiếu n vòng mà từ thông do những vòng dây cuốn ngược này còn triệt tiêu với từ thông sinh ra bởi các vòng quấn đúng. Mà từ thông thì tạo suất điện động trên cuộn dây => trừ đi 2n

đồng quan điểm với Ngọc Anh


Logged
Huỳnh Nghiêm
Thầy giáo làng
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +12/-2
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 4
-Được cảm ơn: 186

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 282


Email
« Trả lời #6 vào lúc: 07:47:01 pm Ngày 17 Tháng Sáu, 2014 »

Mình cũng đồng quan điểm với Ngọc Anh. Các bạn có kinh nghiệm thực tế (đã từng làm thợ quấn bap trong thời khó khăn) xin cho ý kiến.


Logged
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« Trả lời #7 vào lúc: 12:03:21 pm Ngày 18 Tháng Sáu, 2014 »

- Tôi tán thành lời giải trường hợp quấn ngược ở cuộn thứ cấp:
Do ngược từ thông nên với n vòng quấn ngược đã là 2n vòng dây có s đ đ triệt tiêu. Do đó, với số vòng quấn ngược là 5 vòng ứng với 5 V thì điện áp ra chỉ còn 100 V như diễn giả  ☆bad  đã nêu.
- Trường hợp quấn ngược ở cuộn sơ cấp, tôi lý luận thế này: Đặt U1 = 220 V vào cuộn SC, điện áp phân bố đều trên các vòng dây theo mật độ 1V/1vòng. Do đó quấn ngược 5 vòng thì điện áp bị triệt tiêu là 10 V, còn lại 210 V được phân bố trên 210 vòng còn lại và tiếp tục truyền điện năng sang cuộn thứ cấp. Do vậy, cuộn TC có 110 vòng thì có điện áp ra vẫn là 110 V.
   So với điều mà diễn giả  ☆bad  biết là có khác.
- Cũng lưu ý, dạng bài này có trong sách BTVL12NC.
- Cách đây 20 năm, tôi có quấn biến áp. Tôi không quấn ngược ở cuộn SC, nhưng thấy ở mạch TC mà có 2 cuộn quấn ngược chiều nhau thì máy vẫn hoạt động được, chỉ có điều là máy rất kêu to và nhanh nóng so với trường hợp 2 cuộn TC quấn cùng chiều. Bây gờ không làm nữa, chỉ còn cách lý luận thôi.
- Mong diễn đàn tham góp thêm ý kiến!


Logged
ph.dnguyennam
Giáo viên
Thầy giáo làng
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +22/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 22
-Được cảm ơn: 311

Offline Offline

Bài viết: 373



Email
« Trả lời #8 vào lúc: 03:19:17 pm Ngày 18 Tháng Sáu, 2014 »

- Tôi tán thành lời giải trường hợp quấn ngược ở cuộn thứ cấp:
Do ngược từ thông nên với n vòng quấn ngược đã là 2n vòng dây có s đ đ triệt tiêu. Do đó, với số vòng quấn ngược là 5 vòng ứng với 5 V thì điện áp ra chỉ còn 100 V như diễn giả  ☆bad  đã nêu.
- Trường hợp quấn ngược ở cuộn sơ cấp, tôi lý luận thế này: Đặt U1 = 220 V vào cuộn SC, điện áp phân bố đều trên các vòng dây theo mật độ 1V/1vòng. Do đó quấn ngược 5 vòng thì điện áp bị triệt tiêu là 10 V, còn lại 210 V được phân bố trên 210 vòng còn lại và tiếp tục truyền điện năng sang cuộn thứ cấp. Do vậy, cuộn TC có 110 vòng thì có điện áp ra vẫn là 110 V.
   So với điều mà diễn giả  ☆bad  biết là có khác.
- Cũng lưu ý, dạng bài này có trong sách BTVL12NC.
- Cách đây 20 năm, tôi có quấn biến áp. Tôi không quấn ngược ở cuộn SC, nhưng thấy ở mạch TC mà có 2 cuộn quấn ngược chiều nhau thì máy vẫn hoạt động được, chỉ có điều là máy rất kêu to và nhanh nóng so với trường hợp 2 cuộn TC quấn cùng chiều. Bây gờ không làm nữa, chỉ còn cách lý luận thôi.
- Mong diễn đàn tham góp thêm ý kiến!
Dear thầy giaovienvatly:
- Trường hợp cuộng thứ cấp bị quấn ngược tôi hoàn toàn đồng ý với cách lý giải của thầy, cũng như những ý kiến đã nêu trên.
   [tex]\bullet[/tex] Biện chứng thông qua sự triệt tiêu của suất điện động cảm ứng xuất hiện ngược chiều do các vòng dây bị quấn ngược.
- Trường hợp cuộng sơ cấp bị quấn ngược tôi không đồng ý với cách lý giải của thầy.  Trên cơ sở dựa vào phân bố suất điện động.
   [tex]\bullet[/tex] Cần lưu ý rằng: Cuộn sơ cấp có nguồn điện đi vào. Nó sinh ra từ trường, từ thông biến thiên là nguyên nhân gây ra xuất điện động ở cuông thứ cấp. Do đó cách giải thích trong 2 trường hợp là khác nhau.
   [tex]\bullet[/tex] Như vậy: Khi vòng dây bị quấn ngược nó sẽ gây ra Cảm ứng từ thành phần ngược chiều với cảm ứng từ các vòng dây quấn đúng. Điều này làm cho Vecto cảm ứng từ [tex]\vec{B}[/tex] tổng hợp
gây ra bởi cuộn sơ cấp giảm xuống [tex]\Rightarrow[/tex] Từ thông sẽ giảm xuống
Thầy xem hình vẽ:

          Ví dụ:
                      [tex]\oplus[/tex] Cuộn dây N1 vòng tất cả đều quấn đúng.
                                Với quy ước cứ 1 vòng dây sinh ra cảm ứng từ [tex]\vec{B_o}[/tex]
                                [tex]\bullet[/tex] Cảm ứng từ cuộn sơ cấp: [tex]B=N_1B_o\Rightarrow \Phi =N_1\Phi _o\Rightarrow U_1 =N_1\frac{d\Phi _o}{dt}[/tex]
                      [tex]\oplus[/tex] Cuộn dây N1 vòng, trong đó n vòng bị quấn ngược.
                                [tex]\bullet[/tex] Cảm ứng từ cuộn sơ cấp:[tex]B=(N_1-n)B_o-nB_0[/tex] (Vì quấn ngược thì cảm ứng từ ngược chiều nên trừ.)
                                     [tex]\Rightarrow \Phi =(N_1-n)\Phi _o-n\Phi \Rightarrow \Phi =(N_1-2n)\Phi_o \Rightarrow U_1 =(N_1-2n)\frac{d\Phi _o}{dt}[/tex] (1)
                                     Suất điện động cảm ứng ở cuộn thứ cấp: [tex]U_2 =N_2\frac{d\Phi _o}{dt}[/tex] (2)
           Lấy (1) chia (2) : Thu được [tex]\frac{U_1}{U_2}=\frac{N_1-2n}{N_2}[/tex]
[/color] ~O) ~O) ~O)
P/S:  
- Cách đây 20 năm, tôi có quấn biến áp. Tôi không quấn ngược ở cuộn SC, nhưng thấy ở mạch TC mà có 2 cuộn quấn ngược chiều nhau thì máy vẫn hoạt động được, chỉ có điều là máy rất kêu to và nhanh nóng so với trường hợp 2 cuộn TC quấn cùng chiều. Bây gờ không làm nữa,
     [tex]\bullet[/tex] Xem ra đại ka lớn tuổi rồi nhĩ  8-x Tiểu đệ nông cạn mong trao đổi thêm  [-O< ;Wink
    [tex]\bullet[/tex] Thôi tôi khi quấn 2 cuộn thứ cấp [tex]\Rightarrow[/tex] Đơn giản chỉ là việc lấy ra 2 nguồn thứ cấp tùy mục đích sử dụng. 2 cuộn độc lập thì không có khái niệm quấn ngược  =d>. Còn việc máy kêu to và nhanh nóng: Thiết nghĩ là do chất lượng dây quấn, lõi MBA... mà thôi  b-)
[/i]
« Sửa lần cuối: 03:26:23 pm Ngày 18 Tháng Sáu, 2014 gửi bởi ph.dnguyennam »

Logged
giaovienvatly
Thành viên tích cực
***

Nhận xét: +18/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 10
-Được cảm ơn: 29

Offline Offline

Bài viết: 248


Email
« Trả lời #9 vào lúc: 04:18:35 pm Ngày 18 Tháng Sáu, 2014 »

Xin chân thành cảm ơn  ph.dnguyennam !
- Cách lập luận của thày rất thuyết phục_ tôi xin học thày bài học này!
- Trước đây, chúng tôi đi dạy học có nhiều khó khăn hơn bây giờ nhiều lắm. Tôi đã mua sách kỹ thuật về đọc và mày mò làm thêm. Tuy vất vả hơn nhưng cũng biết thêm.
- So với các thày trẻ hơn, cũng có mặt chúng tôi hơn, nhưng nhìn chung là chúng tôi kém hơn. Tình huống bài này là một minh chứng.
Một lần nữa cảm ơn thày và chúc thày mạnh khỏe, thành công!


Logged
Tags: máy biến áp quấn ngược 
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.