- Tôi tán thành lời giải trường hợp quấn ngược ở cuộn thứ cấp:
Do ngược từ thông nên với n vòng quấn ngược đã là 2n vòng dây có s đ đ triệt tiêu. Do đó, với số vòng quấn ngược là 5 vòng ứng với 5 V thì điện áp ra chỉ còn 100 V như diễn giả ☆bad đã nêu.
- Trường hợp quấn ngược ở cuộn sơ cấp, tôi lý luận thế này: Đặt U1 = 220 V vào cuộn SC, điện áp phân bố đều trên các vòng dây theo mật độ 1V/1vòng. Do đó quấn ngược 5 vòng thì điện áp bị triệt tiêu là 10 V, còn lại 210 V được phân bố trên 210 vòng còn lại và tiếp tục truyền điện năng sang cuộn thứ cấp. Do vậy, cuộn TC có 110 vòng thì có điện áp ra vẫn là 110 V.
So với điều mà diễn giả ☆bad biết là có khác.
- Cũng lưu ý, dạng bài này có trong sách BTVL12NC.
- Cách đây 20 năm, tôi có quấn biến áp. Tôi không quấn ngược ở cuộn SC, nhưng thấy ở mạch TC mà có 2 cuộn quấn ngược chiều nhau thì máy vẫn hoạt động được, chỉ có điều là máy rất kêu to và nhanh nóng so với trường hợp 2 cuộn TC quấn cùng chiều. Bây gờ không làm nữa, chỉ còn cách lý luận thôi.
- Mong diễn đàn tham góp thêm ý kiến!
Dear thầy giaovienvatly:
- Trường hợp cuộng thứ cấp bị quấn ngược tôi hoàn toàn đồng ý với cách lý giải của thầy, cũng như những ý kiến đã nêu trên.
[tex]\bullet[/tex] Biện chứng thông qua sự triệt tiêu của suất điện động cảm ứng xuất hiện ngược chiều do các vòng dây bị quấn ngược.
- Trường hợp cuộng sơ cấp bị quấn ngược tôi không đồng ý với cách lý giải của thầy. Trên cơ sở dựa vào phân bố suất điện động.
[tex]\bullet[/tex] Cần lưu ý rằng: Cuộn sơ cấp có nguồn điện đi vào. Nó sinh ra từ trường, từ thông biến thiên là nguyên nhân gây ra xuất điện động ở cuông thứ cấp. Do đó cách giải thích trong 2 trường hợp là khác nhau.
[tex]\bullet[/tex] Như vậy: Khi vòng dây bị quấn ngược nó sẽ gây ra Cảm ứng từ thành phần ngược chiều với cảm ứng từ các vòng dây quấn đúng. Điều này làm cho Vecto cảm ứng từ [tex]\vec{B}[/tex] tổng hợp gây ra bởi cuộn sơ cấp
giảm xuống [tex]\Rightarrow[/tex]
Từ thông sẽ
giảm xuốngThầy xem hình vẽ: Ví dụ: [tex]\oplus[/tex] Cuộn dây N
1 vòng
tất cả đều quấn đúng. Với quy ước cứ 1 vòng dây sinh ra cảm ứng từ [tex]\vec{B_o}[/tex]
[tex]\bullet[/tex] Cảm ứng từ cuộn sơ cấp: [tex]B=N_1B_o\Rightarrow \Phi =N_1\Phi _o\Rightarrow U_1 =N_1\frac{d\Phi _o}{dt}[/tex]
[tex]\oplus[/tex] Cuộn dây N
1 vòng, trong đó
n vòng bị quấn ngược. [tex]\bullet[/tex] Cảm ứng từ cuộn sơ cấp:[tex]B=(N_1-n)B_o-nB_0[/tex] (Vì quấn ngược thì
cảm ứng từ ngược chiều nên trừ.) [tex]\Rightarrow \Phi =(N_1-n)\Phi _o-n\Phi \Rightarrow \Phi =(N_1-2n)\Phi_o \Rightarrow U_1 =(N_1-2n)\frac{d\Phi _o}{dt}[/tex]
(1) Suất điện động cảm ứng ở cuộn thứ cấp: [tex]U_2 =N_2\frac{d\Phi _o}{dt}[/tex]
(2) Lấy
(1) chia
(2) : Thu được [tex]\frac{U_1}{U_2}=\frac{N_1-2n}{N_2}[/tex]
[/color] ~O) ~O) ~O)
P/S:
- Cách đây 20 năm, tôi có quấn biến áp. Tôi không quấn ngược ở cuộn SC, nhưng thấy ở mạch TC mà có 2 cuộn quấn ngược chiều nhau thì máy vẫn hoạt động được, chỉ có điều là máy rất kêu to và nhanh nóng so với trường hợp 2 cuộn TC quấn cùng chiều. Bây gờ không làm nữa,
[tex]\bullet[/tex] Xem ra đại ka lớn tuổi rồi nhĩ 8-x Tiểu đệ nông cạn mong trao đổi thêm [-O< ;
[tex]\bullet[/tex] Thôi tôi khi quấn 2 cuộn thứ cấp [tex]\Rightarrow[/tex] Đơn giản chỉ là việc lấy ra 2 nguồn thứ cấp tùy mục đích sử dụng. 2 cuộn độc lập thì không có khái niệm quấn ngược =d>. Còn việc máy kêu to và nhanh nóng: Thiết nghĩ là do chất lượng dây quấn, lõi MBA... mà thôi b-)[/i]