thầy giải thích cho em chỗ này với: "khối lượng của mẫu gỗ cỗ gấp đôi khối lượng khúc gỗ mới chặt."..... nếu nói như vậy thì độ phóng xạ của mẫu gỗ cũ phải gấp đôi độ phóng xạ của gỗ mới chặt. vì N (cũ) = 2*N (mới) => số hạt nhân cũng gấp đôi => độ phóng xạ cũng gấp đôi.
Các sinh vật khi còn sống sẽ có hàm lượng C14 xác định, khi chết hàm lượng C14 giảm do phóng xạ. C14 chiếm hàm lượng bé cấu thành nên vật, do vậy KL cây còn phụ thuộc vào nhiều nguyên tố khác chứ không phải chỉ có C14, do vậy cách lý luận của em khối lượng gấp đôi ==> số hạt C14 gấp đôi là không hợp lý trong TH này, nó chỉ hợp lý khi so sánh giữa 2 cây còn sống.
+ Theo tôi khi lấy mẫu cây còn sống cùng KL với mẫu cây đã chết thì độ phóng xạ sẽ gần với giá trị độ phóng xạ mà cây này còn sống, có như thế thì mới áp dụng CT H=Ho.2^{-t/T} mới cho kq hợp lý.
+ Do vậy trong bài trên để tính toán được tuổi người ta phải dùng cây còn sống có KL bằng cây đã chết để do Ho, nhưng do không có nên người ta chỉ cần đo cây có KL bé hơn 1/2 sau đó x 2 cũng được. Do vậy trong CT trên ta phải viết là H=2Ho.2^{-t/T} (Ho là độ phóng xạ cây có KL nhỏ hơn cây chết 1/2). và do giả thiết Ho=1,2H ta sẽ tìm được t