11:08:08 am Ngày 08 Tháng Chín, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Dòng điện xoay chiều chạy qua một đoạn mạch có biểu thức $$i = \sqrt{2} \cos \left( 100 \pi t + \frac{\pi}{2} \right) $$ (A), t tính bằng giây (s). Tính từ lúc 0 s, thời điểm đầu tiên mà dòng điện có cường độ bằng cường độ hiệu dụng là
Ghép song song một bộ 3 pin giống nhau loại 9 V - 1 $$\Omega$$ thì thu được bộ nguồn có suất điện động và điện trở trong là
Kí hiệu U là hiệu điện thế hiệu dụng giữa 2 đầu đoạn mạch chỉ chứa tụ điện và C là điện dung của tụ điện thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đó là:
Giá trị của suất điện động cảm ứng KHÔNG phụ thuộc vào
Do sự phát bức xạ nên mỗi ngày (86400 s) khối lượng Mặt Trời giảm một lượng 3,744.1014 kg. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Công suất bức xạ (phát xạ) trung bình của Mặt Trời bằng


Trả lời

Một số bài tập trong Đề Thi Lí Thái Tổ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một số bài tập trong Đề Thi Lí Thái Tổ  (Đọc 1410 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
superburglar
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +38/-5
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 257
-Được cảm ơn: 472

Offline Offline

Bài viết: 948



Email
« vào lúc: 04:25:08 pm Ngày 19 Tháng Năm, 2013 »

Câu 1: : Chọn câu SAI :
A. Tia Rơnghen cứng là tia ứng với bước sóng ngắn ở đầu phổ Rơnghen.
B. Bức xạ Rơnghen là một dạng bức xạ hãm.
C. Động năng của elêctron khi đến đối catốt trong ống Rơnghen thường lớn hơn trị số   
D. Trong ống Rơnghen, điện thế của anôt phải lớn gấp nhiều lần điện thế trên đối catốt .

Câu 2: Một phôtôn có [tex]\lambda =0,06 \mu m[/tex]  cung cấp toàn bộ năng lượng của nó cho một nguyên tử hiđrô đang đứng yên ở trạng thái cơ bản. Nếu coi nhân nguyên tử hiđrô vẫn đứng yên thì điều gì dưới đây xảy ra :
A. nguyên tử hiđrô có tốc độ [tex]v = 1,6.10^{6} m/s[/tex]
B. nguyên tử hiđrô bị ion hoá và elêctron bắn đi với tốc độ  [tex]v = 1,58.10^{6} m/s.[/tex]
C. nguyên tử hiđrô bị ion hoá
D. nguyên tử hiđrô đứng yên.

Câu 3 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young với ánh sáng đơn sắc, nếu tăng dần bề rộng của khe nguồn S thì có sự thay đổi nào dưới đây :
A. Bề rộng khoảng vân tăng tỉ lệ thuận.
B. Hệ vân không thay đổi chỉ sáng thêm lên.
C. Bề rộng khoảng vân giảm dần.
D. Bề rộng khoảng vân không đổi nhưng bề rộng của mỗi vân sáng tăng dần lên cho đến khi không còn phân biệt được vệt sáng, vệt tối thì trên màn chỉ còn là một dải sáng rộng.

Câu 4: Với cùng một hệ dao động, nếu cách kích thích khác nhau thì :
A. Hệ sẽ thực hiện dao động cưỡng bức.
B. Hệ sẽ thực hiện các loại dao động khác nhau tuỳ thuộc cách kích thích.
C. Hệ sẽ thực hiện dao động là sự tổng hợp của dao động riêng và dao động do cách kích thích tạo ra.
D. Hệ vẫn dao động với tần số do đặc tính của hệ quyết định.

Câu 5: Phóng xạ và phân hạch đều là những phản ứng hạt nhân, nhưng :
A. Phân hạch thì toả nhiệt, còn phóng xạ thì không toả nhiệt.
B. Chỉ có phân hạch là phóng thích ra nơtron
C. Cả hai đều phóng thích ra nơtron.
D. Cả hai đều không điều khiển được.
 Mong thầy cô giải thích rõ ràng giúp em.Em xin cảm ơn ạ!



Logged



Mai Minh Tiến
SV Multimedia PTIT
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +63/-10
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 156
-Được cảm ơn: 724

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1277


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 04:30:37 pm Ngày 19 Tháng Năm, 2013 »

Câu 5: Phóng xạ và phân hạch đều là những phản ứng hạt nhân, nhưng :
A. Phân hạch thì toả nhiệt, còn phóng xạ thì không toả nhiệt.
B. Chỉ có phân hạch là phóng thích ra nơtron
C. Cả hai đều phóng thích ra nơtron.
D. Cả hai đều không điều khiển được.
 Mong thầy cô giải thích rõ ràng giúp em.Em xin cảm ơn ạ!




A. cả 2 đều tỏa nhiêt
C.Phóng xạ không phát n, theo sgk chỉ có phát alpha, beta , gamma
D. phóng xạ không điều khiển được, phân hạch điều khiển được
B. đúng


Logged
Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 04:54:49 pm Ngày 20 Tháng Năm, 2013 »

Câu 2: Một phôtôn có [tex]\lambda =0,06 \mu m[/tex]  cung cấp toàn bộ năng lượng của nó cho một nguyên tử hiđrô đang đứng yên ở trạng thái cơ bản. Nếu coi nhân nguyên tử hiđrô vẫn đứng yên thì điều gì dưới đây xảy ra :
A. nguyên tử hiđrô có tốc độ [tex]v = 1,6.10^{6} m/s[/tex]
B. nguyên tử hiđrô bị ion hoá và elêctron bắn đi với tốc độ  [tex]v = 1,58.10^{6} m/s.[/tex]
C. nguyên tử hiđrô bị ion hoá
D. nguyên tử hiđrô đứng yên.
[tex](hc/\lambda) -13,6*1,6.10^{-19}=1/2mv^2 ==> v = 1,58.10^6(m/s)[/tex] ==> B


Logged
photon01
GV Vật Lý
Thành viên danh dự
****

Nhận xét: +8/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 15
-Được cảm ơn: 233

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 275


Email
« Trả lời #3 vào lúc: 09:52:03 am Ngày 21 Tháng Năm, 2013 »

Câu 1: Để tạo ra tia X thì cần phải tạo ra tia Catốt sau đó cho tăng tốc qua điện trường cực mạnh sau đó đập vào đối Anốt từ đó sẽ phát ra tia X. Như vậy câu D đúng. Tia X có dải sóng từ:[tex]10^{-11}m\rightarrow 10^{-8}m[/tex]
Vậy tia X càng cứng khi bước sóng càng ngắn. Từ đó có thể thấy câu A đúng. Câu B sai vì tia X được tạo ra do tia Catốt có động năng lớn đập vào Anốt sinh ra. Câu C của em chẳng hiểu gì cả.
Câu 3: Cứ xuất phát từ công thức: [tex]i=\frac{\lambda .D}{a}[/tex]
Nếu tăng dần a thì sao chắc em sẽ có câu trả lời.
Đề thi của trường này có vấn đề quá!
Câu 4: Với một hệ dao động. Nếu chỉ kích thích 1 lần rồi dừng lại thì tuỳ theo điều kiện của hệ mà hệ dao động điều hòa hoặc tắt dần. Lúc ấy tần số sẽ do đặc tính của hệ quyết định.
Nếu kích thích bằng một lực biến thiên tuần hoàn thì sẽ được dao động cưỡng bức. Tần số của hệ bằng tần số của ngoại lực.
Vậy ở đây em chỉ có thể chọn đáp án B


Logged

Nỗ lực hết mình vì một tương lai tươi sáng!
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.
Cache action__board_0_topic_16331_u__tags_0_start_0