01:55:13 am Ngày 02 Tháng Mười Một, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Khi bị nung nóng đến 3000oC thì thanh vonfam phát ra
Khi nói về laze, phát biểu sai là
Trên mặt nước, hai nguồn A và B giống nhau cách nhau 12 cm đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng 1,6 cm. Gọi C là điểm trên mặt nước cách đều hai nguồn và cách trung điểm O của đoạn AB một đoạn 8 cm. Trên đoạn CO, số điểm dao động ngược pha với nguồn là
Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ lên 4 lần thì chu kì dao động của mạch
Cho hai điện tích điểm trái dấu, cùng độ lớn nằm cố định thì


Trả lời

Tìm số vân sáng trùng với vân tối

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tìm số vân sáng trùng với vân tối  (Đọc 17196 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
momyeu
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 2


Email
« vào lúc: 10:59:09 am Ngày 28 Tháng Hai, 2013 »

Cách tìm vân sáng trùng với tân tối thì mình biết làm rồi, nhưng tìm số vân sáng của ánh sáng đơn sắc này trùng với vân tối của ánh sáng đơn sắc kia trong miền giao thoa thì mình chưa rõ lắm.
Lên mạng tìm thì thấy được một bài biết khá hay này
Loại 3: Vân sáng của bức xạ này trùng vân tối của bức xạ kia.
- Giả sử: [tex]k_{1}i_{1}=\left(k_{2}+\frac{1}{2} \right)i_{2}\Rightarrow \frac{k_{1}}{2k_{2}+1}=\frac{i_{2}}{2i_{1}}=\frac{p}{q}[/tex]
 (tỉ số tối giản)   [tex]\Rightarrow \begin{cases} 2k_{2}+1=q(2n+1) & \text = \\ k_{1}=p(2n+1) & \text = \end{cases}[/tex]
  
Vị trí trùng: [tex]x_{\equiv }=p(2n+1)i_{1}[/tex]
 Mình không hiểu cách đặt này lắm,  [tex]\Rightarrow \begin{cases} 2k_{2}+1=q(2n+1) & \text = \\ k_{1}=p(2n+1) & \text = \end{cases}[/tex]. Có thầy cô hoặc bạn nào biết chỉ mình với,
cám ơn nhiều!
« Sửa lần cuối: 12:31:51 pm Ngày 28 Tháng Hai, 2013 gửi bởi Điền Quang »

Logged


Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093

Offline Offline

Bài viết: 4292


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:46:35 am Ngày 28 Tháng Hai, 2013 »

vị trí vân tối trùng vân tối hay vị trí vân tối trùng vân sáng thì là một (trong 1 bài toán chỉ xảy ra 1 trong 2 TH này)
Có thể làm nhanh mì ăn liền thế này:
ĐK vân trùng ==> k1:k2=\lambda_2:\lambda_1=a/b
a,b đều lẻ sẽ có vân tối trùng vân tối
a,b có 1 chẵn, 1 lẻ ==> vân sáng trùng vân tối.
Với dạng này em tính khoảng cách 2 vân trùng : [tex]i' = a.i_1[/tex]
* Vị trí vân sáng trùng vân sáng : x=k.i'
* vị trí vân sáng trùng vân tối hay vị trí vân tối trùng vân tối (trong 1 bài toán bất kỳ chỉ có thể có 1 trong 2 TH này )
[tex]x = (k+1/2).i'[/tex]
P/S: em coi hệ thống vân trùng như hệ thống vân đơn sắc, khoảng cách 2 vân đơn sắc là i thì khoảng cách 2 vân trùng là i'  khi đó các bài toán em tính trong AS đơn sắc đều dùng được cho vân trùng, tuy nhiên việc làm BT vân trùng đôi khi còn cần đến hình vẽ.

VD tôi liệt kê một số bài toán bên đơn sắc có thể áp dụng vào vân trùng.
* Tìm số vân sáng trùng trong khoảng M,N có tọa độ xM và xN : xM < k.i' < xN ==> k nguyên là số vân trùng
* Tìm số vân tối trùng(hay vân sáng trùng vân tối) trong khoảng M,N có tọa độ xM và xN : xM < (k+0,5).i' < xN
==> k nguyên là số vân trùng thỏa.
* Tìm vị trí vân sáng trùng : x=k.i'
* Tìm vị trí vân tối trùng (vân tối trùng vân sáng) : x=(k+0,5).i'
* Tìm số vân trùng trong bề rộng giao thoa L
L/2i'=m,n ==> Số vân sáng trùng : 2m+1 ; số vân tối trùng (vân sáng trùng vân tối) :2M (M số làm tròn m,n)

« Sửa lần cuối: 12:30:59 pm Ngày 28 Tháng Hai, 2013 gửi bởi Điền Quang »

Logged
momyeu
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 1
-Được cảm ơn: 0

Offline Offline

Bài viết: 2


Email
« Trả lời #2 vào lúc: 01:25:02 pm Ngày 28 Tháng Hai, 2013 »

dạ e cảm ơn thầy
như vậy nếu tìm vân sáng trùng vân sáng thì ta đặt (2k+1)= np
còn nếu vs trùng vt hoặc vt trùng vt thì ta đặt (2k+1 = (2n+1)p hả thầy


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.