Hà Văn Thạnh
GV Vật Lý
Moderator
Lão làng
Nhận xét: +155/-21
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 32
-Được cảm ơn: 4093
Offline
Bài viết: 4292
|
|
« Trả lời #1 vào lúc: 11:46:35 am Ngày 28 Tháng Hai, 2013 » |
|
vị trí vân tối trùng vân tối hay vị trí vân tối trùng vân sáng thì là một (trong 1 bài toán chỉ xảy ra 1 trong 2 TH này) Có thể làm nhanh mì ăn liền thế này: ĐK vân trùng ==> k1:k2=\lambda_2:\lambda_1=a/b a,b đều lẻ sẽ có vân tối trùng vân tối a,b có 1 chẵn, 1 lẻ ==> vân sáng trùng vân tối. Với dạng này em tính khoảng cách 2 vân trùng : [tex]i' = a.i_1[/tex] * Vị trí vân sáng trùng vân sáng : x=k.i' * vị trí vân sáng trùng vân tối hay vị trí vân tối trùng vân tối (trong 1 bài toán bất kỳ chỉ có thể có 1 trong 2 TH này ) [tex]x = (k+1/2).i'[/tex] P/S: em coi hệ thống vân trùng như hệ thống vân đơn sắc, khoảng cách 2 vân đơn sắc là i thì khoảng cách 2 vân trùng là i' khi đó các bài toán em tính trong AS đơn sắc đều dùng được cho vân trùng, tuy nhiên việc làm BT vân trùng đôi khi còn cần đến hình vẽ.
VD tôi liệt kê một số bài toán bên đơn sắc có thể áp dụng vào vân trùng. * Tìm số vân sáng trùng trong khoảng M,N có tọa độ xM và xN : xM < k.i' < xN ==> k nguyên là số vân trùng * Tìm số vân tối trùng(hay vân sáng trùng vân tối) trong khoảng M,N có tọa độ xM và xN : xM < (k+0,5).i' < xN ==> k nguyên là số vân trùng thỏa. * Tìm vị trí vân sáng trùng : x=k.i' * Tìm vị trí vân tối trùng (vân tối trùng vân sáng) : x=(k+0,5).i' * Tìm số vân trùng trong bề rộng giao thoa L L/2i'=m,n ==> Số vân sáng trùng : 2m+1 ; số vân tối trùng (vân sáng trùng vân tối) :2M (M số làm tròn m,n)
|