07:17:33 am Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Quả cầu A khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1→ va chạm vào quả cầu B khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm, cả hai quả cầu có cùng vận tốc v2→ . Ta có:
Treo một vật nhỏ có khối lượng m = 1kg vào một lò xo nhẹ có độ cứng k = 400N/m. Gọi Ox là trục tọa độ có phương thẳng đứng, gốc tọa độ 0 tại vị trí cân bằng của vật, chiều dương hướng lên. Vật được kích thích dao động tự do với biên độ 5cm. Động năng Wđ1 và Wđ2 của vật khi nó qua vị trí có tọa độ x1 = 3cm và x2 = - 3cm là
Đặt điện áp xoay chiều u = U0 cos(2πft + φ) V (U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Khi điều chỉnh f = f1 = 50 Hz thì cảm kháng của cuộn dây và dung kháng của tụ điện lần lượt là 45 Ω và 90 Ω. Để dòng điện cùng pha với điện áp giữa hai đầu mạch thì phải điều chỉnh tần số đến giá trị f2. Giá trị của f2 là:
Xét nguyên tử Hidrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi electron chuyển từ quỹ đạo N sang quỹ đạo L thì lực hút giữa electron và hạt nhân
Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ có khối lượng m và lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng 40 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số ωF. Biết biên độ dao động của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi  ωF thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi  ωF= 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng


Trả lời

Động Lực Học Vật Rắn

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Động Lực Học Vật Rắn  (Đọc 1468 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
Trần Anh Tuấn
Giáo viên Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +42/-16
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 217
-Được cảm ơn: 367

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 709


Chú Mèo Đi Hia

tuan_trananh1997@yahoo.com
Email
« vào lúc: 01:53:57 am Ngày 15 Tháng Hai, 2013 »

Nhờ thầy cô và các bạn giải đáp giúp em bài toán sau
Bánh của một chiếc xe đạp bán kính R khối lượng m (xem khối lượng phân bố đều ở vành bánh xe)
Tổng khối lượng xe và người là M
Khối tâm nằm ở độ cao h và cách đề hai điểm tiếp xúc của bánh xe và mặt đường
Tác dụng một moment lực T lên bàn đạp
a) Tính gia tốc xe
b)Tính T max để xe vẫn lăn không trượt (hệ só ma sát [tex]\mu[/tex])
c)Nếu [tex]\mu[/tex] lớn đến mức bánh xe không thể nào trượt liệu có giá trị T max ở câu b không ?
PS : EM xin cảm ơn nhiều ạ !!!!!
(Iran-1998)


Logged



Tận cùng của tình yêu là thù hận
Sâu thẳm trong thù hận là tình yêu
nhoclonton
Nghề lon ton =((
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 0
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 10

Lon ton đi vào, lon ton đi ra


Email
« Trả lời #1 vào lúc: 11:35:47 pm Ngày 17 Tháng Hai, 2013 »

Em nghĩ thầy Quang Dương có chút nhầm lẫn gì đó. Nếu như xe đạp chỉ có 1 bánh phát động (xem như là bánh sau), thì lực ma sát tác dụng lên bánh trước khác với bánh sau. Hơn nữa, cũng không chắc chắn rằng phản lực pháp tuyến từ mặt đường lên bánh trước bằng với phản lực lên bánh sau, và bằng Mg/2.

Cần phải cẩn thận với tính đối xứng. Mặc dù về mặt hình học hệ là đối xứng, nhưng về mặt chuyển động thì lại không, nhất là khi chuyển động có gia tốc.
Trước tiên chọn hệ quy chiếu so với xe, vậy thì xe chịu thêm lực quán tính có độ lớn [tex]F_q = Ma[/tex], nếu xem như [tex]M[/tex] đã tính cả [tex]m[/tex]. Lực này đặt vào khối tâm G. Gọi [tex]L[/tex] là khoảng cách theo chiều ngang từ tâm bánh xe tới G (hình vẽ). Xét điểm A, ta có:
(1): [tex]N_1L = N_2L + Mah = (N_2L + F_qh) [/tex]

Mặt khác:
(2): [tex]F_1 - F_2 = Ma[/tex]
(3): [tex]N_1 + N_2 = Mg[/tex]
(4): [tex]T - F_1R = mR^2\gamma = mRa[/tex]
(5): [tex]F_2R = mR^2\gamma = mRa[/tex]

Giải ra:
[tex]a = \frac{T}{R(2m+M)}[/tex]
[tex]F_1 = \frac{T(m+M)}{R(2m+M)}[/tex]
[tex]F_2 = \frac{Tm}{R(2m+M)}[/tex]
[tex]N_1 = \frac{Mg}{2} + \frac{TMh}{2RL(2m+M)}[/tex]
[tex]N_2 = \frac{Mg}{2} - \frac{TMh}{2RL(2m+M)}[/tex]

Lại có: [tex]F_1 \leq \mu N_1[/tex] và [tex]F_2 \leq \mu N_2[/tex], suy ra 2 điều kiện sau:
(6): [tex]T(2M+2m-\mu Mh/L) \leq \mu MgR(M+2m)[/tex]
(7): [tex]T(2m+\mu Mh/L) \leq \mu MgR(M+2m)[/tex]

Suy ra:
[tex]T \leq \min \left\{ \mu \frac{MgR(M+2m)}{2M+2m-\mu Mh/L} ,  \mu \frac{MgR(M+2m)}{2m+\mu Mh/L}\right\} [/tex] nếu như [tex]\mu < \frac{2L(M+m)}{Mh}[/tex]
[tex]T \leq \mu \frac{MgR(M+2m)}{2m+\mu Mh/L} [/tex] nếu như [tex]\mu \geq \frac{2L(M+m)}{Mh}[/tex]

Trong trường hợp [tex]\mu \rightarrow \infty[/tex] thì [tex]T\leq \frac{gLR(M+2m)}{h}[/tex].

Lưu ý quan trọng là không thể bỏ qua [tex]L[/tex]. Một cái xe quá ngắn thì hẳn là khó đạp hơn nhiều so với một chiếc bình thường  Cheesy
« Sửa lần cuối: 11:39:09 pm Ngày 17 Tháng Hai, 2013 gửi bởi nhoclonton »

Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.