11:32:40 am Ngày 27 Tháng Mười, 2024 *
Diễn đàn đã ngưng hoạt động và vào chế độ lưu trữ.
Mời tham gia và trao đổi trên nhóm Facebook >> TẠI ĐÂY <<
  Trang chủ Diễn đàn  

Một dung dịch hấp thụ bức xạ có bước sóng  λ1 và phát ra bức xạ có bước sóng  λ2  (với  λ2=1,5λ1).  Người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ. Số photon bị hấp thụ dẫn đến sự phát quang chiếm tỉ lệ là 15 của tổng số photon chiếu tới dung dịch. Hiệu suất của sự phát quang của dung dịch là:
Hiệu điện thế đặt giữa a-nốt và ca-tốt trong một ống phát tia Rơn-ghen là 12kV. Vận tốc của eletron lúc rời ca-tốt không đáng kể. Động năng của các eletron khi đập vào đối ca-tốt bằng:
Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình tương ứng là x1 = A1cosωt cm;  x2 = A2 cos(ωt + π3) cm , tần số góc ω không đổi. Phương trình dao động tổng hợp của hai dao động trên là x=23cos(ωt+φ) cm. Giá trị lớn nhất của A1 + A2 là
Một kim loại có công thoát A=5,23.10−19J. Biết hằng số Plăng h=6,625.10−34Js, tốc độ ánh sáng trong chân không c=3.108m/s. Giới hạn quang điện của kim loại đó là:
Một vật có khối lượng là 5kg được thả rơi tự do không vận tốc đầu ở độ cao 30m. Lấy g=10m/s2  . Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Tính độ cao của vật tại đó động năng gấp 1,5 lần thế năng:


Trả lời

3 bài giao thoa ánh sáng cần nhờ các bạn và thầy cô giúp ạ

Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 3 bài giao thoa ánh sáng cần nhờ các bạn và thầy cô giúp ạ  (Đọc 3678 lần)
0 Thành viên và 0 Khách đang xem chủ đề.
handsome_N.A
Thành viên mới
*

Nhận xét: +0/-0
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 5
-Được cảm ơn: 1

Offline Offline

Bài viết: 5


Email
« vào lúc: 08:43:18 pm Ngày 14 Tháng Mười Một, 2012 »

Câu 1: Trong một thí nghiệm Y-âng, hai khe F1 và F2 cách nhau một khoảng a = 1,8 mm. Hệ vân được quan sát qua một kính lúp có tiêu cự f = 2 cm trong đó có một thước đo cho phép ta đo chính xác các khoảng vân chính xác tới 0,01 mm. Người quan sát ở trạng thái không điều tiết, mắt không có tật. Ban đầu người ta đo được 16 khoảng vân và được giá trị 2,4 mm. Dịch chuyển kính lúp ra xa thêm 30 cm cho khoảng vân rộng thêm thì đo được 12 khoảng vân và được giá trị là 2,88 mm. Khoảng cách ban đầu từ mặt phẳng chứa hai khe đến kính và bước sóng của bức xạ có giá trị lần lượt là:
A. 52 cm và 0,54 [tex]\mu m[/tex]     B. 48 cm và [tex]0,54\mu m[/tex]         C. 50cm vtex]0,54\mu m[/tex]

Câu 2: Trong thí nghiệm Y-âng, hai khe F1 và F2 cách nhau một khoảng a = 1mm, khe F được chiếu bởi nguồn bức xạ tử ngoại, bước sóng 360nm. Một tấm giấy ảnh trắng đặt song song với 2 khe, cách chúng 1,5 m. Sau khi tráng lên giấy người ta thu được hệ vân giao thoa gồm các vạch thẳng, đen, trắng xen kẽ. Xác định vị trí của vạch đen thứ tư tính từ vạch trung tâm :
A. 0,54 mm.                     B. 1,62 mm.                     C. 2,16 mm                  D. 1,89 mm.

Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng hai khe F1, F2 cách nhau một khoảng a = 3mm, khe F được chiếu sáng bởi nguồn phát bức xạ tử ngoại đơn sắc. Một tấm phim ảnh đặt song song với hai khe, cách chúng một khoảng D = 45cm. Sau khi tráng phim, ta trông thấy trên phim có một loạt vạch đen song song, cách đều nhau. Đo khoảng cách từ vạch thứ nhất đến vạch thứ 37 bên trái nó, ta được giá trị 1,39 mm. Bước sóng của bức xạ là:
A. [tex]0,244\mu m[/tex]           B. [tex]0,240\mu m[/tex]                C.[tex]0,257\mu m[/tex]                    D.[tex]0,250\mu m[/tex]

 

 





Logged


Nguyễn Tấn Đạt
Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +50/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 63
-Được cảm ơn: 885

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1029



Email
« Trả lời #1 vào lúc: 09:43:05 am Ngày 22 Tháng Mười Một, 2012 »

Câu 1: Trong một thí nghiệm Y-âng, hai khe F1 và F2 cách nhau một khoảng a = 1,8 mm. Hệ vân được quan sát qua một kính lúp có tiêu cự f = 2 cm trong đó có một thước đo cho phép ta đo chính xác các khoảng vân chính xác tới 0,01 mm. Người quan sát ở trạng thái không điều tiết, mắt không có tật. Ban đầu người ta đo được 16 khoảng vân và được giá trị 2,4 mm. Dịch chuyển kính lúp ra xa thêm 30 cm cho khoảng vân rộng thêm thì đo được 12 khoảng vân và được giá trị là 2,88 mm. Khoảng cách ban đầu từ mặt phẳng chứa hai khe đến kính và bước sóng của bức xạ có giá trị lần lượt là:
A. 52 cm và 0,54 [tex]\mu m[/tex]     B. 48 cm và [tex]0,54\mu m[/tex]         C. 50cm vtex]0,54\mu m[/tex]
Kính lúp đặt ở đâu vậy bạn, đứng ngoài cằm kính lúp quan sát thí nghiệm hay sao?


Logged
Nguyễn Tấn Đạt
Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +50/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 63
-Được cảm ơn: 885

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1029



Email
« Trả lời #2 vào lúc: 09:47:43 am Ngày 22 Tháng Mười Một, 2012 »

Câu 2: Trong thí nghiệm Y-âng, hai khe F1 và F2 cách nhau một khoảng a = 1mm, khe F được chiếu bởi nguồn bức xạ tử ngoại, bước sóng 360nm. Một tấm giấy ảnh trắng đặt song song với 2 khe, cách chúng 1,5 m. Sau khi tráng lên giấy người ta thu được hệ vân giao thoa gồm các vạch thẳng, đen, trắng xen kẽ. Xác định vị trí của vạch đen thứ tư tính từ vạch trung tâm :
A. 0,54 mm.                     B. 1,62 mm.                     C. 2,16 mm                  D. 1,89 mm.

Vị trí vạch đen trên phim tương ứng "vân sáng" trên màn, bài tập này dùng tử ngoại nên không quan sát được thí nghiệm bằng mắt, dùng phim để nhận biết vị trí có bức xạ tử ngoại, nên vạch đen là nơi có tử ngoại chiếu vào

[tex]x=k\frac{\lambda D}{a}=2,16mm[/tex], với k=4.


Logged
Nguyễn Tấn Đạt
Vật lý
Moderator
Lão làng
*****

Nhận xét: +50/-3
Cảm ơn
-Đã cảm ơn: 63
-Được cảm ơn: 885

Offline Offline

Giới tính: Nam
Bài viết: 1029



Email
« Trả lời #3 vào lúc: 09:52:07 am Ngày 22 Tháng Mười Một, 2012 »

Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng hai khe F1, F2 cách nhau một khoảng a = 3mm, khe F được chiếu sáng bởi nguồn phát bức xạ tử ngoại đơn sắc. Một tấm phim ảnh đặt song song với hai khe, cách chúng một khoảng D = 45cm. Sau khi tráng phim, ta trông thấy trên phim có một loạt vạch đen song song, cách đều nhau. Đo khoảng cách từ vạch thứ nhất đến vạch thứ 37 bên trái nó, ta được giá trị 1,39 mm. Bước sóng của bức xạ là:
A. [tex]0,244\mu m[/tex]           B. [tex]0,240\mu m[/tex]                C.[tex]0,257\mu m[/tex]                    D.[tex]0,250\mu m[/tex]

Tương tự bài 2, vạch đen là vị trí có tử ngoại chiếu vào

ta có: 36i=1,39mm => i => lamda = 0,257 micromet


Logged
Tags:
Trang: 1   Lên
  In  


 
Chuyển tới:  

© 2006 Thư Viện Vật Lý.